>> Hơn 408 tỉ đồng cho đề án phổ cập tiếng Anh năm học mới
Theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, 100 giáo viên bản ngữ này do UBND TP.HCM tuyển nên có cơ sở pháp lý rõ ràng, có năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm sẽ giúp các trường yên tâm trong công tác giảng dạy.
Mỗi giáo viên này sẽ đảm nhận giảng dạy tiếng Anh 35 tiết/tuần, trong đó khoảng 20 tiết là trực tiếp giảng dạy, số tiết còn lại để sinh hoạt các câu lạc bộ, đội nhóm, tập huấn cho giáo viên tại trường…
“Căn cứ theo nhu cầu từng trường, số lớp có chương trình tiếng Anh tăng cường, điều kiện cơ sở vật chất… giáo viên bản ngữ sẽ được phân về và thí điểm”, ông Sơn nói thêm.
Ông Sơn cho biết chương trình sẽ phân bổ thí điểm 80% giáo viên về trường tiểu học và 20% trường THCS.
Theo khảo sát của Sở GD-ĐT TP.HCM, lương trả cho giáo viên bản ngữ khá cao, người Úc khoảng 5.000 USD/tháng; người Anh, giáo viên ở các nước châu u có lương cao hơn. Trong khi đó, giáo viên Philippines, được tuyển chọn theo chương trình hợp tác văn hóa, giáo dục… của hai nước Việt - Philippines là 2.000 USD/tháng.
Với mức lương này, ông Sơn ước tính mỗi học sinh sẽ trả khoảng 120.000 đồng/tháng khi tham gia học lớp tiếng Anh tăng cường.
Hiện tại, ở các trường, để có giáo viên bản ngữ đứng lớp giảng dạy chương trình tiếng Anh tăng cường, nhiều nơi hợp đồng với các trung tâm bên ngoài với giá khoảng 25 - 30 USD/tiết.
Việc thuê giáo viên bản ngữ bên ngoài khiến các trường gặp nhiều khó khăn vì không rõ ràng về nguồn gốc, thời gian dạy không ổn định...
Ngoài ra, các trường không thể duy trì kinh phí để thuê giáo viên bản ngữ tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, chuyên đề, hướng dẫn thêm cho giáo viên người Việt.
Hoàng Quyên
>> Rà soát năng lực tiếng Anh của giáo viên trung cấp
>> Giáo viên tiếng Anh cần... phiên dịch
>> Giáo viên tiếng Anh cần... phiên dịch - Kỳ 2: Chỉnh hay loại ?
>> Giáo viên tiếng Anh cần... phiên dịch - Kỳ 3: Trông chờ vào lực lượng mới
>> Giáo viên tiếng Anh cần... phiên dịch: “Học sinh tăng cường” cũng học thêm
>> Giáo viên tiếng Anh... cần phiên dịch - Kỳ 5: Sẽ không còn chuyện đào tạo lại
Bình luận (0)