Phân bón Cà Mau: Hành trình vươn ra biển lớn

12/10/2024 08:06 GMT+7

Hơn một thập kỷ không ngừng nỗ lực đưa thương hiệu Phân bón Cà Mau vươn mình ra khỏi lãnh thổ, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã chứng minh được độ phủ sóng trên toàn quốc cùng những bước chân vững chãi chinh phục thị trường thế giới.

XUẤT KHẨU ĐẾN NHỮNG THỊ TRƯỜNG LỚN

Đầu năm 2024, sản phẩm của Phân bón Cà Mau chính thức xâm nhập vào một số thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Úc và New Zealand, nâng tổng số thị trường quốc tế của công ty lên 18 quốc gia. Sau hơn một thập kỷ phát triển, Phân bón Cà Mau đã xuất khẩu hơn 1,8 triệu tấn phân bón ra thế giới với giá trị hơn 782 triệu USD.

Phân bón Cà Mau: Hành trình vươn ra biển lớn- Ảnh 1.

Phân bón Cà Mau mở rộng đầu tư kho cảng

Ảnh: PVCFC

Tính đến năm 2024, PVCFC sở hữu 3 nhà máy bao gồm Nhà máy Đạm Cà Mau và Nhà máy NPK Cà Mau và Nhà máy NPK Hàn - Việt với tổng công suất lên đến gần 1,5 triệu tấn phân bón/năm. Là doanh nghiệp có năng lực sản xuất phân bón hàng đầu Việt Nam, các nhà máy của Phân bón Cà Mau luôn vận hành an toàn, ổn định. Từ nội lực sẵn có, nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm cùng chiến lược kinh doanh đúng đắn, PVCFC đã nhanh chóng ghi tên mình vào hàng ngũ "ông lớn" ngành phân bón Việt Nam. Đặc biệt năm 2022, Phân bón Cà Mau ghi nhận mức doanh thu kỷ lục hơn 16.412 tỉ đồng. Không chỉ đem lại những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong nước mà thương hiệu còn khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tính riêng năm 2023, Phân bón Cà Mau xuất khẩu 344.000 tấn phân bón, chiếm hơn 40% sản lượng sản xuất của PVCFC.

Trong tháng 9 vừa qua, PVCFC cũng đã chính thức ký kết hợp tác với Samsung C&T (Samsung) nhằm mở rộng mạng lưới phân phối phân bón ra toàn cầu. Theo thỏa thuận, Samsung sẽ xuất khẩu các sản phẩm do PVCFC sản xuất như NPK, Urê hạt đục ra thị trường quốc tế. Đổi lại, PVCFC sẽ nhập khẩu các loại phân bón như Urê, DAP, MOP và Amsul từ Samsung để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất và thương mại.

Với chiến lược phát triển bền vững, Phân bón Cà Mau thành lập ủy ban ESG, có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính như dự án thu hồi CO2, dự án CO2 thực phẩm, Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc top 10% các Nhà máy tiêu hao năng lượng thấp nhất toàn cầu từ Haldor Topsoe.

ĐẦU TƯ LỚN CHO KHO Nhơn Trạch

Ngày 24.9.2024, tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai năm 2024, PVCFC chính thức nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Kho Nhơn Trạch với quy mô lớn. Hội nghị với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Đồng Nai. Về phía PVCFC có ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch HĐQT công ty, tham dự và nhận quyết định.

Phân bón Cà Mau: Hành trình vươn ra biển lớn- Ảnh 2.

Ông Trần Ngọc Nguyên (giữa), Chủ tịch HĐQT PVCFC, tại lễ trao giấy phép đầu tư Kho Nhơn Trạch

Với vị trí, vai trò là trung tâm kết nối của vùng Đông Nam bộ, tỉnh Đồng Nai sẽ sớm vươn lên trở thành địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại; là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ và cả nước. Trong đó, Dự án kho cảng Nhơn Trạch được Phân bón Cà Mau đầu tư quy mô lớn với mục tiêu xây dựng hạ tầng phục vụ lưu trữ sản phẩm, nguyên liệu để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu tại cảng Đồng Nai, TP.HCM và các khu vực lân cận.

Dự án trên là động thái mới nhất của Đạm Cà Mau nhằm hiện thực hóa các mục tiêu về gia tăng lợi thế thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra trong tháng 6, ban lãnh đạo Đạm Cà Mau cho biết, hiện đang là thời điểm "vàng" để đầu tư mở rộng kinh doanh nhằm đạt được các lợi ích chiến lược. Năm 2024, PVCFC sẽ tập trung vào 3 mũi nhọn chính: đầu tư, chuyển đổi số và phát triển bền vững. Vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội luôn là kim chỉ nam hành động của Phân bón Cà Mau trong phát triển toàn diện các mặt: quản trị, chiến lược, sản xuất, kinh doanh, đầu tư, văn hóa doanh nghiệp và con người.

Việc được tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy sản xuất và kho cảng PVCFC - Nhơn Trạch cho thấy sự nhạy bén trong kinh doanh và công tác đầu tư phát triển của Phân bón Cà Mau. Đặc biệt, với mục tiêu đầu tư sản xuất phân bón và các dịch vụ hậu cần kho, cảng sẽ góp phần hiện thực mục tiêu chiến lược công ty về phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp của công ty và gia tăng lợi thế thị trường, hoàn thành sứ mệnh PVCFC là luôn đồng hành với nông dân và nông nghiệp Việt cùng kiến tạo giá trị bền vững hơn, thịnh vượng hơn.

Về kế hoạch đầu tư, trong năm nay, Đạm Cà Mau tiếp tục thực hiện 7 dự án chuyển tiếp từ năm 2023 với tổng mức đầu tư hơn 2.096 tỉ đồng, và triển khai 7 dự án mới với tổng mức đầu tư gần 791 tỉ đồng. Đồng thời, công ty chuẩn bị tìm kiếm cơ hội đầu tư 11 dự án khác.

Được thành lập từ năm 2011, Phân bón Cà Mau tự hào là nhà sản xuất phân bón Urê hạt đục hàng đầu tại Việt Nam. Tính đến năm 2024, PVCFC đang sở hữu 3 nhà máy bao gồm Nhà máy Đạm Cà Mau và Nhà máy NPK Cà Mau và Nhà máy NPK Hàn - Việt với tổng công suất lên đến gần 1,5 triệu tấn phân bón/năm. Sản phẩm của công ty đến nay đã có mặt tại gần 20 quốc gia trên thế giới. Với định hướng và mục tiêu rõ ràng, thương hiệu Phân bón Cà Mau - Hạt ngọc Mùa vàng đã dần khẳng định vị thế của mình tại Việt Nam và khu vực, góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trường phân bón và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm, thời gian qua, Phân bón Cà Mau còn chú trọng đến trách nhiệm xã hội, thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng, nâng cao đời sống người nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.