Những nhà quản lý bóng đá VN, ban tổ chức trận đấu, các cơ quan thực thi pháp luật cần phải nỗ lực hơn nữa trong phối hợp hành động mới mong triệt tiêu được hành vi nguy hiểm này.
Bánh mì kẹp “nhân” pháo sáng
Nhắc lại những “dấu ấn” buồn tại giải đấu hàng đầu VN, không thể không nhắc đến sự cố hơn 60 quả pháo sáng bị đốt tại sân Hàng Đẫy ở mùa giải 2019. Và đến mùa giải 2020, vẫn trận đấu giữa Hà Nội và Hải Phòng (HP) cách đây hai ngày, mặc dù số lượng pháo sáng trên khán đài sân Hàng Đẫy chỉ còn khoảng 1/10 so với năm ngoái, nhưng nên nhớ rằng, dù chỉ một quả pháo sáng thôi, cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chính khán giả, chứ chưa nói đến bất kỳ một thành viên nào của đội bóng, nhất là khi pháo sáng bị ném xuống sân, xuống đường piste.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao ban tổ chức (BTC) sân Hàng Đẫy đã chủ động bố trí tới 500 cảnh sát mà vẫn không ngăn được pháo sáng? Cổ động viên HP đã mang pháo sáng bằng cách nào? Trước trận, ở một số diễn đàn kín trên Facebook, nhiều khán giả HP đã ngang nhiên “khoe thành quả” là đã chuẩn bị được một cơ số pháo sáng ra Hà Nội kèm ảnh minh họa là hàng chục quả pháo sáng được cầm trên tay.
Anh Bùi Đức Lai, cổ động viên (CĐV) của đội Nam Định, tiết lộ: “Trước đây pháo được giấu trong trống nhưng giờ trống bị cấm thì có nhiều cách khác để qua mắt lực lượng an ninh. Cách phổ biến nhất là lấy băng keo dán pháo sáng thật chặt vào khuỷu chân, ở háng. Hoặc có thể chọn chị em phụ nữ nào có vòng 1 đồ sộ một chút rồi nhét pháo sáng vào giữa. Tinh vi hơn là kẹp pháo sáng vào giữa ổ bánh mì rồi đặt dưa chuột chẻ lên trên và tưới thật nhiều tương ớt. CĐV sẽ vừa đi vào sân vừa làm động tác đang ăn cái bánh mì có “nhân” pháo. Thế là thoát”.
Ban điều hành thuộc VPF sẽ gửi hồ sơ sang Ban Kỷ luật VFF để có những án phạt cụ thể dành cho các lỗi vi phạm ở trận đấu giữa Hà Nội và HP vòng 10 V-League 2020. BTC sân Hàng Đẫy có thể sẽ bị phạt tiền từ
25 - 50 triệu đồng. |
Khi chúng tôi hỏi: “Một CĐV Nam Định cách đây chưa lâu đã bị khởi tố vì hành vi đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy. Khán giả HP chẳng nhẽ không sợ, không lấy đó là bài học?”, anh Mai Xuân Thiết (nhà ở HP) cho hay: “Sợ thì có sợ nhưng tôi cho rằng, những khán giả quá khích này họ chỉ đốt pháo sáng chứ không đốt pháo thăng thiên là loại pháo khi bắn, có tốc độ và đường bay như một quả rocket. Những khán giả chân chính như chúng tôi cũng cảm thấy đau lòng khi nhìn pháo sáng “hoành hành” trên sân Hàng Đẫy. Họ chỉ đốt ở trận gặp Hà Nội còn trận gặp Viettel cũng ở sân này hay đi các sân khác hoặc về sân nhà thì không dám đốt”.
|
Cần luật hóa việc khám người vào sân
Một thành viên cốt cán của BTC sân Hàng Đẫy chia sẻ: “Không phải chúng tôi chủ quan hay thiếu trách nhiệm, bởi trước trận BTC sân đã có vài cuộc họp với cơ quan công an, ban điều hành giải và với Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), Sở VH-TT Hà Nội để lên phương án tác chiến. Việc chuẩn bị an ninh dù chỉ là ở cấp độ CLB nhưng không kém gì chuẩn bị cho đội tuyển ở những giải đấu lớn. Lực lượng an ninh đã được huy động tối đa, máy soi, máy quét và cổng từ được lắp đặt như ở sân bay. Tuy nhiên, có một điều rất khó là chúng tôi không được cho cơ chế để khám xét khán giả một cách trực tiếp mà chỉ được phép dùng máy móc. Sau khi tiến hành soi chiếu, nếu phát hiện ra đồ đạc của khán giả như túi, ba lô… có chứa dụng cụ gây sát thương thì yêu cầu khán giả đó bỏ lại. Hoặc nặng hơn là không cho khán giả đó vào sân. Không bị kiểm tra người nên nhiều khán giả đã lợi dụng lỗ hổng này để có những hành vi quá khích”.
Biện pháp chống pháo sáng của AFC
|
Bình luận (0)