CNN trích báo cáo mới của hãng Verisk Maplecroft cho hay giới doanh nghiệp ở Pháp có nhiều khả năng bị gián đoạn bởi tình trạng bất ổn dân sự hơn bất kỳ nền kinh tế phát triển nào khác. Hãng tư vấn rủi ro chỉ ra sự gián đoạn trên cơ sở hạ tầng giao thông, tình trạng phản đối cải cách luật lao động và nhiều cuộc biểu tình diễn ra thường xuyên làm lý do cho việc đánh giá rủi ro cao.
“Dù Pháp có xã hội dân sự và công đoàn hoạt động, những nhóm này có xu hướng khuyến khích các cuộc biểu tình vì biểu tình và đình công là khía cạnh quan trọng của văn hóa chính trị nước Pháp”, báo cao viết.
Pháp xếp thứ 17 trong chỉ số bất ổn dân sự, đồng nghĩa với việc nước này được xem là rủi ro hơn so với Haiti, Cộng hòa Dân chủ Congo và Somalia. Hầu hết các nước trong top 10 là những quốc gia bất ổn về chính trị hoặc sa lầy trong các cuộc xung đột.
|
Năm nay, chính phủ Pháp bị buộc phải hành động để giữ cho các trạm xăng không cạn kiệt nhiên liệu và các thành phố thì có đủ điện sau khi người lao động tại các nhà máy lọc dầu, nhà máy năng lượng hạt nhân đình công. Người lao động trong ngành vận tải cũng phản đối luật lao động cải cách trong thời gian trước khi Giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro) 2016 diễn ra. Họ phát động cuộc đình công tại các tuyến đường sắt và hàng không.
Hãng Verisk Maplecroft cho hay Pháp trải qua nhiều “cuộc biểu tình lớn” hằng tuần trong năm nay. Những sự kiện tương tự chỉ xảy ra hai lần mỗi năm ở Đức và Anh.
Đợt phản đối của một nhóm nhân viên hãng hàng không Air France hồi năm 2015 là thước phim màu sắc nhất về tình trạng bất ổn lao động ở Pháp. Các nhân viên Air France phản ứng với đợt cắt giảm nhân sự bằng cách xé áo của hai giám đốc điều hành. Một số nhà quản lý hãng bay buộc phải thoát khỏi đám đông bằng cách leo rào.
tin liên quan
1/3 trạm xăng trên khắp nước Pháp dần cạn xăng dầuCác trạm xăng ở Pháp đang cạn kiệt nhiên liệu vì công nhân viên ở cả tám nhà máy lọc dầu đều đình công để phản đối luật lao động mới.
Bình luận (0)