Sau ngày 30-6, cảnh sát giao thông sẽ xử phạt từ 3 đến 6 triệu đồng đối với những phương tiện không dán tem bảo trì đường bộ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Phí bảo trì đường bộ được tính từ ngày 1-1-2013, nên mọi ô tô đến thu phí từ nay tới 30-6 sẽ truy thu từ ngày bắt đầu thu phí.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA), hình thức thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu được nhắc đến đầu tiên, nhưng không được thông qua. Hình thức thu phí này có ưu điểm lớn nhất là dùng nhiều thì nộp phí nhiều, dùng ít thì nộp ít, không dùng thì không phải nộp phí. Thu phí qua xăng dầu qua đó được nhiều người dân ủng hộ.
Tuy nhiên, nhiều người không để ý tới việc xăng dầu không chỉ dùng cho ô tô xe máy, những phương tiện giao thông trên đường bộ, mà còn sử dụng cho các phương tiện đường sắt, đường thủy và đường không. Những phương tiện trên không sử dụng đường bộ mà nộp phí bảo trì đường bộ thì xem ra khá vô lý.
|
Hơn nữa, người nông dân sử dụng các máy móc nông nghiệp, những ngư dân đánh bắt xa bờ cũng sử dụng nhiều xăng dầu, đây là những đối tượng cần hỗ trợ đặc biệt chứ không phải đánh thêm phí gây gánh nặng.
Cho dù có giải pháp như hoàn phí cho các phương tiện không sử dụng đường bộ, hay hỗ trợ cho nông dân, ngư dân, nhưng xem ra việc thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu cũng không phải là lựa chọn hợp lý tại thời điểm này.
Còn ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, theo thống kê, có khoảng 90% lượng xăng thông thường và 35% dầu diezel được sử dụng cho giao thông đường bộ, còn lại sử dụng cho các ngành khác như máy bơm nước, thủy nông, máy cưa, máy phát điện, công nghiệp xây dựng và vận tải biển... Nếu thu phí thông qua xăng dầu thì việc hoàn trả cho các đối tượng không sử dụng này sẽ rất phức tạp.
Những vướng mắc của phí bảo trì đường bộ
Một năm thu khoảng 6 nghìn tỷ phí bảo trì đường bộ Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng 35 triệu xe máy và 1,5 triệu ô tô. Với tổng thu phí dự kiến 6 nghìn tỉ đồng trong 1 năm cho các phương tiện giao thông đường bộ (4 nghìn tỉ cho ô tô và 2 nghìn tỉ cho xe máy).. |
Vấn đề đầu tiên mà người dân nào cũng nhìn ra đó là việc thu phí bổ đầu phương tiện sẽ khiến xe ít sử dụng, thậm chí không sử dụng vẫn phải đóng phí như thường. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp để xe tải đắp chiếu hàng tháng là không hiếm, việc vẫn phải đóng phí sẽ khiến khó khăn của doanh nghiệp càng thêm chồng chất.
Việc bỏ 17 trạm thu phí trên cả nước là hợp lý để tránh tình trạng phí chồng phí. Tuy nhiên vẫn còn hơn 2/3 trạm thu phí tồn tại, và phải một thời gian nữa mới có thể dỡ bỏ hoàn toàn được các trạm thu phí, vì vậy phí chồng phí tạm thời vẫn diễn ra.
Xe buýt, phương tiện cũng trong diện phải nộp phí bảo trì đường bộ. Trước đây, xe buýt chưa bao giờ phải nộp phí này bởi loại hình giao thông công cộng này thường hoạt động trong thành phố, tỉnh và không đi qua các trạm thu phí. Việc phải nộp phí sẽ khiến chi phí của xe buýt tăng lên đáng kể và ảnh hưởng trực tiếp tới giá vé dành cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Thanh kiến nghị đối tượng được miễn nộp phí bảo trì đường bộ nên mở rộng hơn đối với xe buýt vì hình thức vận tải này Nhà nước đang khuyến khích và tại TPHCM và Hà Nội, Nhà nước vẫn đang phải trợ giá. Cần bỏ mức phí với rơ-mooc và sơmi rơ-mooc, bởi phải có đầu kéo thì rơ-mooc và sơmi rơ-mooc mới có thể lưu thông trên đường. Việc đánh phí riêng cho rơ-mooc và sơmi rơ-mooc sẽ khiến doanh nghiệp bị đội thêm chi phí, khi mà mỗi doanh nghiệp vận tải đều có số rơ-mooc và sơmi rơ-mooc nhiều hơn số đầu kéo, nhiều rơ-mooc và sơmi rơ-mooc nằm kho vẫn phải trả phí.
Theo Tô Tùng / Tiền Phong
>> Người đẹp tụ hội ở triển lãm ô tô
Bình luận (0)