Đem cả gia đình ra thề
|
Phóng viên Thanh Niên thực hiện cuộc khảo sát nhỏ với 10 bạn trẻ và cho ra kết quả bất ngờ: tất cả đều đã từng hơn một lần “thề” khi nói chuyện, trao đổi với mọi người, trong các cuộc xã giao… Họ chấp nhận chịu việc “xui xẻo nguyên năm”, “gặp tai nạn”, "cả gia đình sẽ nghèo khó suốt đời”… để cam kết là bản thân nói thật, để người khác phải tin tưởng.
Chiếm cảm tình của bất kì ai trong lần gặp gỡ đầu tiên thật ra không quá khó như bạn nghĩ, hãy học ngay 11 tuyệt chiêu này.
Tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) cho biết thực tế đã bắt gặp khá nhiều trường hợp như vậy. “Họ luôn thề thốt khi nói đến một việc nào đó cho dù là lớn hay nhỏ”, ông Quân nói.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho hay ông cũng thường nghe những lời thề như: nói láo chết bất đắc kỳ tử, nói dối khỏi gặp mặt, nói sai không làm con người… từ những người trẻ. “Những lời thề thốt có thể ở những mức độ khác nhau nhưng thường gắn liền với một sự trừng phạt nào đó”, ông Sơn cho biết.
|
Theo ông Quân, sở dĩ mọi người hay “thề thốt” vì con người luôn có nhu cầu được thừa nhận, được tin tưởng bởi người khác và mỗi người có cách khác nhau để thực hiện. Ông Quân cho rằng: “Một số người chọn cách thề thốt để tăng độ tin cậy cho lời nói của mình bởi vì trong tâm thức của mỗi người thì lời thề là một điều thiêng liêng, môt sự bảo chứng cao nhất cho những điều mình nói ra".
"Cũng có thể, họ khó tạo được niềm tin của người khác nên phải mượn đến lời thề khi nói chuyện. Hoặc cũng có người không coi trọng lời thề nên họ chỉ nói cho vui miệng. Cũng có thể những người này thấy rằng khi mình thề thì người khác sẽ tin tưởng hơn nên thường xuyên thề thốt và lâu dần thành thói quen”, ông Quân nói thêm.
Đằng sau mỗi di chuyển, vận động của cơ thể bạn đều ẩn chứa một thứ
ngôn ngữ riêng và hành động này sẽ giải nghĩa cho nhiều hành động khác
một cách liên tục.
|
Lời thề không làm người khác tin tưởng
Nhiều người sử dụng lời thề với mong muốn gầy dựng niềm tin, thế nhưng ít ai biết rằng điều này có tác dụng ngược. N.B.L. (sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) nói: “Thường thì khi nói chuyện với những người như vậy thì mình ít tin tưởng họ”. Còn H.T.T. (sinh viên Trường ĐH Văn Lang) thì bảo: “Mỗi khi nói chuyện mà ai đó thề này thề nọ là mình sợ lắm, thấy họ không đáng để tin”.
Ông Sơn cũng cho rằng: “Đừng nghĩ rằng lời thề sẽ làm người ta tin tưởng. Vì thực tế, phản ứng tự vệ có thể làm người ta tự hỏi có nên tin hay không khi lời nói đầy màu sắc thề thốt. Và những người bản lĩnh, có kinh nghiệm trong giao tiếp sẽ biết nhìn nhận vấn đề hay có cái nhìn thấu đáo để nhận thức và thẩm định vấn đề”.
|
Cũng theo các chuyên gia tâm lý, chính những lời thề còn dẫn đến những hệ lụy, nhất là bào mòn niềm tin của người khác. “Khi người khác phát hiện ra rằng lúc nào bạn cũng thề thốt thì họ sẽ hiểu rằng bạn không coi trọng lời thề và cũng sẽ không quan tâm đến những gì bạn nói. Giống như một loại 'thuốc' chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt nhưng bạn lại thường xuyên sừ dụng thì nó sẽ mất dần tác dụng và có khi lại gây tác dụng ngược”, ông Quân nói.
Networking có thể tạm hiểu là kỹ năng tạo dựng mối quan hệ, là một loại kỹ năng mềm quan trọng đối với bất kỳ lĩnh vực nào.
Nhiều người trẻ băn khoăn: “Vậy làm thế nào để gieo niềm tin cho người khác mà không cần phải thề thốt?”. Chia sẻ về điều này, ông Quân cho rằng chỉ có sự thật và sự chân thành mới đi vào lòng người khác. Hãy luôn là người trung thực trong lời nói và hành động; chân thành trong giao tiếp ứng xử với mọi người thì tự động người khác sẽ tin tưởng.
Khi nói chuyện, cần hết sức rõ ràng, thẳng thắn và nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi mình muốn gửi thông điệp cho họ mà không cần phải thề thốt gì cả. Sau cùng, sống tốt, tử tế là cách dễ dàng nhất để được người khác trao gửi tin yêu.
Bình luận (0)