Phát hiện 98 ‘thế giới mát mẻ’ gần hệ mặt trời

25/08/2020 20:13 GMT+7

Một nhóm các nhà khoa học công dân trên thế giới đã phát hiện tổng cộng 95 thiên thể mới được gọi chung “thế giới mát mẻ”, hay tên chính thức là sao lùn nâu, gần hệ mặt trời của chúng ta.

Sao lùn nâu là những thiên thể có kích thước lớn hơn gấp nhiều lần so với hành tinh, nhưng tỏa ra ánh sáng yếu ớt hơn các ngôi sao, theo báo cáo đang chờ đăng trên chuyên san Astrophysical Journal.
Để tìm ra số sao lùn nâu trên, các nhà khoa học công dân tham gia dự án Backyard Worlds: Planet 9 (lược dịch Những thế giới sân sau: Hành tinh số 9) đã sử dụng dữ liệu do kính viễn vọng Nicholas U. Mayall của Đài quan sát quốc gia Mỹ ở đỉnh Kitt (KPNO) và kính viễn vọng Víctor M. Blanco tại Đài thiên văn liên Mỹ Cerro Tololo (CTIO) .
“Những thế giới mát mẻ này mang đến cơ hội cho chúng ta nghiên cứu sự hình thành và khí quyển của các hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời”, theo tác giả chính Aaron Meisner đang công tác tại phòng thí nghiệm NOIRLab thuộc Tổ chức Khoa học Quốc gia.
Một vài trong số này thuộc nhóm các sao lùn nâu nguội nhất từng được biết đến của Dải Ngân hà. Nhiệt độ bề mặt của chúng có thể ngang bằng Trái đất và “đủ thấp để cho phép các đám mây nước có thể tồn tại”.
Tính đến nay, các nhà nghiên cứu thuộc dự án trên (xấp xỉ 100.000 thành viên trên khắp thế giới) đã phát hiện 1.500 sao lùn nâu gần mặt trời, và những thiên thể mới tìm được nằm trong số “mát mẻ nhất”.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, các sao lùn nâu là “mối nối đứt đoạn giữa các hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc và các ngôi sao khối lượng thấp, kích thước nhỏ”.
Sao lùn nâu đầu tiên được tìm thấy trong lịch sử nghiên cứu không gian là vào năm 1995.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.