Phát hiện chấn động: Mưa đủ lớn có thể 'trôi' cả núi

18/10/2020 21:46 GMT+7

Một kỹ thuật đóng vai trò tiên phong cho phép nắm bắt hình ảnh chính xác cách thức các ngọn núi phải thuận theo dòng chảy của những cơn mưa lớn, giúp hóa giải bí ẩn lâu nay trong giới khoa học.

Ảnh hưởng của những cơn mưa lớn đối với quá trình tiến hóa của các ngọn núi từ lâu vẫn là đề tài gây tranh cãi trong giới các nhà địa chất học.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới do Đại học Bristol (Anh) dẫn đầu và được đăng tải trên chuyên san Science Advances cuối cùng đã tính toán được chính xác tác động của lượng mưa, từ đó tăng cường sự hiểu biết của con người về cách thức những ngọn núi cao nhất và các thung lũng sâu nhất đã hình thành suốt hàng triệu năm qua.
Báo cáo tập trung vào rặng núi hùng vĩ nhất trên Trái đấtdãy Himalaya, cụ thể là đoạn ở giữa và phía đông Himalaya thuộc Bhutan và Nepal. Đây là một trong những khu vực được lấy mẫu nghiên cứu nhiều nhất về vấn đề xói mòn.
Trưởng nhóm, tiến sĩ Byron Adams của Đại học Bristol, cùng với các đồng sự Đại học bang Arizona và Louisiana (Mỹ), đã sử dụng cái gọi là đồng hồ vũ trụ bên trong những hạt cát để đo tốc độ các dòng chảy bào mòn những lớp đá ở bên dưới.
“Khi một hạt vũ trụ lao từ không gian bên ngoài đến Trái đất, nhiều khả năng nó va chạm với các hạt cát trên những sườn đồi trong quá trình chảy xuống các dòng sông. Khi quá trình này diễn ra, một số nguyên tử bên trong từng hạt cát có thể chuyển thành một dạng nguyên tố hiếm. Bằng cách đếm số hạt hiện diện bên trong một túi cát, chúng ta có thể tính toán được hạt cát đã nằm đấy bao nhiêu lâu, từ đó tính toán được tốc độ quả núi bị xói mòn”, theo tiến sĩ Adams.
Nhờ vào kỹ thuật trên, lần đầu tiên các nhà khoa học có thể xác định mức độ lượng mưa tác động đến tỷ lệ xói mòn, khiến núi phải chuyển mình theo dòng chảy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.