Những tế bào thần kinh đệm lại được bao phủ bởi các cấu trúc khá giống với sợi tóc. Cơ quan mới được cho là nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài, chẳng hạn như nhiệt độ. Nó cũng góp phần giúp con người cảm nhận được cảm giác đau, theo Daily Mail.
Đây là phát hiện của một nhóm nghiên cứu tại Viện Karolinska (Thụy Điển). Để kiểm tra những gì phát hiện được, họ đã tiến hành thí nghiệm trên chuột và tìm cách ức chế khả năng hoạt động của cơ quan mới. Kết quả cho thấy cảm giác đau của lũ chuột cũng giảm đi.
Từ trước đến nay, các nhà khoa học tin rằng chỉ các sợi thần kinh trên da chịu trách nhiệm cảm nhận các kích thích trên da. Họ hi vọng phát hiện này sẽ giúp hiểu hơn về những cơn đau mạn tính, từ đó tìm ra những phương pháp điều trị mới.
Nghiên cứu cho thấy không chỉ các sợi thần kinh dưới da mới cảm nhận được các cơn đau mà còn có một cơ quan khác cũng làm được việc này, giáo sư Patrik Ernfors, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết.
“Phát hiện mới này làm thay đổi những hiểu biết của chúng ta về cơ chế cảm nhận tác động vật lý của các tế bào và có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta hiểu được những cơn đau mạn tính”, giáo sư Ernfors nói thêm.
Đau mạn tính được xem là những cơn đau kéo dài quá 3 tháng. Tại Anh, có khoảng 28 triệu người trưởng thành đang sống với những cơn đau mạn tính, theo Daily Mail.
Cơn đau có vai trò cực kỳ quan trọng với sự sống còn của một sinh vật. Cảm giác khó chịu có thể giúp kích hoạt phản ứng tức thời, giúp ngăn ngừa tổn thương mô. Một trong những ví dụ rõ nhất là phản xạ rụt tay lại khi bị nóng.
Bình luận (0)