Holm 15A, một thiên hà cách Trái đất 740 triệu năm ánh sáng, là thành viên sáng nhất trong cụm Abell 85 gồm 500 thiên hà, và cũng là một trong những thiên hà sáng nhất vũ trụ.
Tuy nhiên, ở giữa tâm thiên hà này lại là một khoảng không đen ngòm đầy bí ẩn.
Giờ đây, các nhà thiên văn học đã xác định được quầng tối sâu hun hút kể trên đại diện cho cái gì: Đó chính là một hố đen khổng lồ với khối lượng gấp 40 tỉ lần mặt trời, biến
hố đen Sagittarius A* (4 triệu lần khối lượng mặt trời) ở trung tâm
Dải Ngân hà trở thành gã tí hon.
Trên thực tế, hố đen mới đánh bại mọi “đồng loại” của nó ở vùng vũ trụ phụ cận của
thiên hà chúng ta, theo trang
Phys.org hôm 4.12 dẫn lời tác giả báo cáo, nhà nghiên cứu Roberto Saglia thuộc Viện Max Planck (Đức).
Nhóm của ông Saglia đã sử dụng Kính Viễn vọng cực lớn ở miền bắc Chile và Đài thiên văn Wendelstein tại Đức để thu thập dữ liệu về hố đen nằm giữa thiên hà Holm 15A.
Đây cũng là hố đen xa nhất mà các nhà khoa học Trái đất hiện có thể đo đạc được.
Hiếm thấy: Lỗ đen xé toạc ngôi sao "vắn số"
|
Bình luận