Phát hiện loài cá 'máu nóng'

15/05/2015 08:46 GMT+7

(TNO) Cá opah hoặc moonfish sống trong bóng tối và độ sâu đủ lạnh trong các đại dương đã dùng máu nóng để sưởi ấm cơ thể và giúp hoạt động nhanh nhẹn. Đó là những con cá đầu tiên được ghi nhận có dòng máu nóng.

(TNO) Cá opah hoặc moonfish sống trong bóng tôi và độ sâu đủ lạnh trong các đại dương đã dùng máu nóng để sưởi ấm cơ thể và giúp hoạt động nhanh nhẹn. Đó là những con cá đầu tiên được ghi nhận có dòng máu nóng.

Cá với dòng máu nóngCá Opah được bắt ở ngoài khơi Nam California - Ảnh: NOAA
Các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến hệ thống tuần hoàn của cá sau khi nhà sinh học Owyn Snodgrass nhận thấy một mẫu mô mang đặc trưng phức tạp, độc đáo của các mạnh máu. Các mạch sẽ đưa máu nóng vào mang cá, làm giàu oxy rồi vận chuyển đến các bộ phận cốt lõi của cơ thể.
Đó là sự thích nghi của hệ tuần hoàn các opah được coi là “bộ trao đổi nhiệt ngược dòng” cho phép các duy trì nhiệt độ cơ thể khi vào những dòng nước lạnh của đại dương sâu thẳm.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Cơ quan quản lý đại dương và bầu khí quyển Mỹ (NOAA) cho thấy nhiệt độ trung bình của cá moonfish là 5 độ C, ấm hơn so với môi trường nước xung quanh nơi chúng hoạt động. Loài moonfish thường bơi ở độ sâu 15-305m dưới bề mặt đại dương.
Năng lượng cao của cá opah làm ấm máu của nó, máu nóng này giúp cá dễ dàng trồi lên phía trên và hoạt động nhanh nhẹn.
Hãng tin UPI dẫn lời nhà khoa học Nicholas Wegner tại NOAA cho biết cá sẽ di chuyển chậm như hầu hết những loài cá khác trong môi trường lạnh. Nhưng, nhờ khả năng làm ấm cơ thể một cách nhanh chóng, chúng có thể đuổi bắt mồi - một lòai loài mực chúng ưa thích - và di chuyển qua một quãng đường dài.
Wegner là tác giả chính của một nghiên cứu mới về hệ thống tuần hoàn độc đáo của cá opah, được công bố vào trung tuần tháng này trên tạp chí Science. Cá Opah là loài cá đầu tiên đã phát triển đầy đủ các thích ứng qua hệ tuần hoàn với máu nóng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.