(TNO) Các chuyên gia Úc cho hay đã tìm thấy ngôi sao già nhất vũ trụ từ trước đến nay, hình thành không lâu sau sự kiện Big Bang cách nay 13,7 tỉ năm.
|
Phát hiện mới đã cung cấp cơ hội đầu tiên để nghiên cứu tính chất hóa học của những ngôi sao đời đầu, cho phép các nhà khoa học hình dung rõ ràng hơn hiện trạng của vũ trụ sơ sinh, theo tờ Guardian dẫn thông cáo báo chí của Đại học Quốc gia Úc.
Ngôi sao trên, cách Trái đất 6.000 năm ánh sáng, đã được tìm thấy nhờ vào kính viễn vọng SkyMapper tại Đài Thiên văn Siding Spring (Úc), trong nỗ lực truy tìm những ngôi sao cổ đại theo dự án vẽ bản đồ kỹ thuật số đầu tiên về bầu trời phương nam.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể xác định rõ rằng đã tìm thấy dấu ấn hóa học của một ngôi sao đầu tiên”, theo trưởng nhóm nghiên cứu Stefan Keller, nhấn mạnh rằng phát hiện mới có thể giúp tìm kết cấu của thế hệ sao đời đầu của vũ trụ.
Dựa trên các kết quả quan sát, các chuyên gia cho biết ngôi sao này hình thành với sự xuất hiện của sao sơ khai, có khối lượng gấp 60 lần mặt trời.
“Để tạo ra một ngôi sao như mặt trời, cần lấy nguyên liệu hydrogen và helium từ sự kiện Big Bang và thêm vào một khối lượng khổng lồ sắt, tương đương với khoảng 1.000 tỉ số khối của Trái đất”, ông diễn giải.
Công thức tạo thành sao sơ khai hoàn toàn khác với các hậu duệ hiện nay.
Hạo Nhiên
>> Tái tạo bức xạ Big Bang
>> Hòa âm tiếng vọng Big Bang
>> Chân dung ngôi sao gần hệ mặt trời nhất
>> Ngôi sao lớn nhất vũ trụ hấp hối
>> Cận cảnh sự ra đời của một ngôi sao
Bình luận