Trung tâm Hành tinh Nhỏ của Hiệp hội Thiên văn học Thế giới (IAU) đã công bố phát hiện mới hôm 17.12 (giờ Mỹ).
“Farout” cách sao trung tâm của chúng ta khoảng 120 đơn vị thiên văn học (AU), tức gấp từng đó lần khoảng cách giữa Trái đất – Mặt trời, hoặc 17,6 tỉ km. Kỷ lục “gia” trước đó là hành tinh lùn Eris với 96 AU. Sao Diêm vương (Pluto), bị giáng cấp xuống hành tinh lùn vào năm 2006, nằm cách 34 AU, theo AP.
Chuyên gia Scott Sheppard của Viện Carnegie trụ sở tại Washington D.C, cho hay thiên thể mới được tìm thấy nằm ở khoảng cách vô cùng xa và di chuyển chậm chạp đến nỗi các nhà thiên văn học phải mất vài năm để xác định được quỹ đạo của nó.
|
Ở khoảng cách này, “Farout” có thể mất hơn 1.000 năm để hoàn tất vòng quay quanh mặt trời.
Ông Sheppard và đội của mình đã theo dõi hành tinh lùn vào tháng 11, nhờ vào sự hỗ trợ của kính viễn vọng ở Hawaii. Kết quả của họ đã được xác nhận bằng kính viễn vọng khác ở Chile.
Bình luận (0)