Trước đó, WHO nhận được thông báo của Trung tâm phòng chống bệnh tật Trung Quốc về kết quả giải trình tự gien của vi rút này (được phân lập từ 2 bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 tại Quảng Đông, Trung Quốc), cho biết vi rút cúm A/H7N9 đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
WHO cho rằng sự liên tục thay đổi như vậy là đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp, cần cảnh giác với sự thích ứng của vi rút cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác. Hiện chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A/H7N9 làm lây truyền dễ dàng từ người sang người.
Bộ Y tế khuyến cáo, để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm A/H7N9 sang người, xâm nhập vào VN, người dân không ăn gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
tin liên quan
Ngừa bệnh cúm gia cầm ở ngườiCác triệu chứng của bệnh cúm gia cầm ở người bao gồm ho, đau họng,
sốt, đau nhức cơ bắp và viêm mắt. Các chuyên gia chỉ cách bổ sung một số
thực phẩm ngăn ngừa bệnh này.
tin liên quan
Dịch cúm gia cầm ở Trung Quốc đang bùng phát, Việt Nam có bị ảnh hưởng?Có hơn 340 người mắc cúm A/H7N9 tại Trung Quốc chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017. Các trường hợp mắc hầu hết có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễm do gia cầm mắc bệnh...
Bình luận (0)