Phát triển bền vững trên thương mại điện tử không chỉ là bảo vệ môi trường

27/03/2023 19:00 GMT+7

Phát triển bền vững trên TMĐT là khái niệm tổng hòa, bao trùm nhiều yếu tố gồm hoàn thiện chính sách pháp lý, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển TMĐT xanh…

Cụm từ ‘phát triển bền vững’ hiện nay không còn xa lạ gì với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt khi các tổ chức, cá nhân đang không ngừng nỗ lực để theo đuổi xu hướng này. Tuy nhiên, khái niệm ‘phát triển bền vững’ thường được hiểu một cách chưa đầy đủ, bó hẹp trong phạm vi là giảm phát thải, bảo vệ môi trường, sử dụng nguyên liệu tái chế... Trên thực tế, đây là 1 khái niệm rộng lớn hơn, bao trùm nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh được liên kết chặt chẽ, như chính sách pháp lý, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tầm nhìn phát triển xanh, chính sách chăm sóc nhân lực kế thừa, quản lý an ninh dữ liệu, trách nhiệm với cộng đồng, và nhiều mặt khác.

Phát triển bền vững trên thương mại điện tử không chỉ là bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

Điều này được khẳng định thông qua phát biểu của đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tại hội thảo "Kinh tế số và phát triển bền vững: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới". Theo đó, vị đại diện này đã nhận định các yếu tố giúp phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử (TMĐT) trong nền kinh tế số, bao gồm: hoàn thiện chính sách tạo môi trường pháp lý thông thoáng, đảm bảo môi trường công nghệ và thương mại lành mạnh, an toàn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, phát triển nguồn nhân lực số và tăng cường vai trò của phụ nữ…

Đồng quan điểm, báo cáo "Thương mại điện tử phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số", được công bố bởi Lazada và Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các chuyên gia hôm 21/3 vừa qua cũng xác định có 4 yếu tố cấu thành nên TMĐT phát triển bền vững, bao gồm: (1) Phát triển kinh doanh bền vững; (2) Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững; (3) Phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao; (4) Phát triển và ứng dụng công nghệ nâng cao trải nghiệm khách hàng; từ đó cho thấy vai trò quan trọng của TMĐT bền vững trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Phát triển bền vững trên thương mại điện tử không chỉ là bảo vệ môi trường - Ảnh 2.

Phát biểu tại sự kiện công bố Báo cáo trên, Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI đánh giá cao nỗ lực và vai trò tiên phong của Lazada Việt Nam trong việc chủ động phân tích tổng quan sự phát triển của ngành TMĐT, nắm bắt xu hướng phát triển phù hợp với bối cảnh kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy làn sóng Chuyển đổi số.

Phát triển bền vững trên thương mại điện tử không chỉ là bảo vệ môi trường - Ảnh 3.

Trong phần trình bày của mình tại cùng sự kiện trên, ông Đặng Anh Dũng, Phó Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam cũng nhấn mạnh: "Phát triển bền vững là chiến lược của Lazada trong hơn một thập kỷ qua. Trước tình hình biến động kinh tế như hiện nay, phát triển bền vững càng trở nên quan trọng và cấp thiết đối với các doanh nghiệp và ngành TMĐT nói chung".

Ông Dũng cũng nhận định thêm rằng sự chuyển dịch sang mô hình phát triển bền vững sẽ giúp cả hệ sinh thái được hưởng lợi, từ doanh nghiệp TMĐT đến nhà bán hàng và người tiêu dùng, tạo ra tác động kép và sức mạnh cộng hưởng cho sự phát triển lâu dài. Với các doanh nghiệp TMĐT, việc xây dựng và theo đuổi mô hình kinh doanh bền vững không chỉ xảy ra trong 1-2 tháng hay 1-2 quý mà đó là sự phát triển đồng bộ, lâu dài ngay từ triết lý kinh doanh, tích hợp vào mô hình kinh doanh lõi.

Phát triển bền vững trên thương mại điện tử không chỉ là bảo vệ môi trường - Ảnh 4.

Từ việc phân tích và đánh giá sâu sắc các khía cạnh của TMĐT phát triển bền vững, Báo cáo "TMĐT phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số" cũng nhận định TMĐT Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới.

Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp, thương hiệu và người tiêu dùng, Lazada Việt Nam đã cũng cùng VCCI và các chuyên gia dự báo 6 xu hướng phát triển ngành TMĐT sắp tới:

  • Về đầu tư: TMĐT sẽ phát triển theo hướng bền vững bằng các đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng, công nghệ, logistics, con người…
  • Về kinh doanh, TMĐT bền vững tạo ra nhiều giá trị hơn cho các bên liên quan thông qua việc xây dựng cộng đồng với các giá trị được cộng hưởng từ đối tác (thanh toán, vận hành, logistics…), doanh nghiệp (nhà bán hàng và thương hiệu) và người tiêu dùng.
  • Về công nghệ, TMĐT bền vững ưu tiên đầu tư cho các công nghệ thúc đẩy nền tảng mở, sử dụng API (Application Programming Interface - Giao diện lập trình ứng dụng) ở mọi điểm tiếp xúc, bên cạnh kết nối và tận dụng triệt để nhiều dịch vụ của đối tác trên nền tảng TMĐT.
  • Về trải nghiệm khách hàng, TMĐT bền vững kết nối các hành vi mua sắm riêng lẻ của người tiêu dùng, hướng đến xu hướng mua sắm toàn diện và lâu dài từ giai đoạn tìm kiếm, lựa chọn, mua hàng, thanh toán, đổi trả.
  • Về thanh toán, Thanh toán trên TMĐT sẽ ngày càng mở rộng kết nối với đa dạng đối tác tài chính và chuyển hướng "buy now, pay later" (Mua trước, trả sau), đáp ứng nhu cầu chi trả của người tiêu dùng và giúp cho việc mua sắm trên TMĐT trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn
  • Về xã hội, TMĐT bền vững trở thành cầu nối thúc đẩy phổ cập hiểu biết về TMĐT đến với doanh nghiệp và người tiêu dùng toàn quốc, góp phần thực hiện chủ trương phổ cập TMĐT đến các địa phương của Chính phủ.

Từ đó có thể thấy, phát triển bền vững không chỉ là câu chuyện bảo vệ môi trường và giảm phát thải trong vận hành, mà là một hành trình dài với những khía cạnh khác nhau trong kinh doanh, kết nối chặt chẽ với nhau để doanh nghiệp tạo ra giá trị cộng hưởng cho cộng đồng. Việc nắm bắt khái niệm này một cách đầy đủ, tổng quát có thể giúp doanh nghiệp cải thiện bộ máy vận hành, tinh chỉnh các chính sách, cũng như tăng cường và cởi mở hơn trong việc áp dụng kiến thức, công nghệ và phối hợp với các tác liên quan để phát triển đúng hướng một cách dài hạn.

Độc giả có thể tải nội dung đầy đủ của Báo cáo tại đây: https://bit.ly/3ljaUVh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.