Phát triển bền vững từ tín dụng xanh

12/10/2024 08:30 GMT+7

Tác động của biến đổi khí hậu đến trái đất và hoạt động của chúng ta ngày càng gia tăng tính cực đoan và khó lường. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng như các ngành nghề đều đưa ra nhiều giải pháp để thích nghi và giảm tác động của biến đổi khí hậu. Đối với ngành Tài chính ngân hàng thì 'xanh hóa' tín dụng là một trong những hành động được ưu tiên hàng đầu

Phát triển bền vững từ tín dụng xanh- Ảnh 1.

ACB dành 2.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vay

Ảnh: ACB

Tăng trưởng tín dụng xanh

Tại Việt Nam, những năm gần đây, thị trường tín dụng xanh bắt đầu chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ khi hàng loạt ngân hàng tham gia vào "cuộc đua" thu hút và chuyển giao dòng vốn xanh trong toàn nền kinh tế. Tính đến ngày 31.3.2024, có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với gần 637.000 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tốc độ tín dụng xanh đang ngày tăng trưởng nhanh. So với thời điểm cuối năm 2015, khi bắt đầu triển khai chương trình tín dụng xanh, dư nợ chỉ 71.000 tỉ đồng và cuối năm 2023, tín dụng xanh chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Đáng chú ý, trong số 12 lĩnh vực xanh được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%). Các chuyên gia dự báo, tốc độ tăng trưởng của tín dụng xanh sẽ còn bùng nổ trong tương lai khi nguồn vốn dần hướng tới tập trung ưu tiên cho dự án xanh. Ước tính gần đây của IFC cũng cho thấy, đầu tư cho các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể lên tới 757 tỉ USD vào năm 2030, trong đó, nguồn vốn tín dụng xanh đóng vai trò tạo đà cho phát triển thị trường.

Là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện Phát triển bền vững theo các trụ cột ESG (môi trường - xã hội - quản trị) tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã triển khai gói tín dụng 2.000 tỉ đồng hướng tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các yếu tố thỏa mãn danh mục xanh hoặc danh mục xã hội được liệt kê trong Khung tài chính bền vững của ACB. Đây là một trong những sản phẩm tài chính bền vững mới mà ACB đưa ra thuộc chuỗi hoạt động kinh doanh khi theo đuổi phát triển bền vững, đặt ESG là mục tiêu định hình phát triển.

Gói tín dụng xanh này mang đến nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp đang chuyển mình xanh hóa với các giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng. Đơn cử như nhóm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực như năng lượng tái tạo (điện mặt trời); sử dụng năng lượng hiệu quả; công trình xanh; kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm; giao thông vận tải sạch (bao gồm xe hybrid); quản lý nước bền vững và xử lý nước thải; quản lý bền vững môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên và sử dụng đất. Ngoài ra, gói tín dụng này cũng dành ưu đãi cho nhóm doanh nghiệp đủ điều kiện và do phụ nữ làm chủ với mong muốn thúc đẩy sự tiến bộ và trao quyền bình đẳng.

Ngoài mức ưu đãi về lãi suất cho vay thấp từ 6%/năm đối với khoản vay ngắn và dài hạn, gói tín dụng xanh này còn miễn, giảm phí trả nợ trước hạn, cung cấp thêm giải pháp tài chính "ACB 0 phí"…

Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Gói tín dụng này được xây dựng dựa trên các danh mục và tiêu chí của Khung tài chính xanh bền vững, được tư vấn và hướng dẫn bởi Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đảm bảo tuân thủ theo các quy tắc quốc tế mà vẫn nhất quán và phù hợp với thị trường Việt Nam và các quy trình của ACB.

Khung tài chính bền vững của ACB được xem như một hệ thống công cụ áp dụng trong hoạt động kinh doanh thực tiễn, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng. Khung tài chính bền vững của ACB cũng đáp ứng được định hướng về tín dụng xanh từ Ngân hàng Nhà nước.

Khung tài chính bền vững là bộ khung dành cho hoạt động tín dụng được ACB thiết lập dựa theo các nguyên tắc trái phiếu xanh và nguyên tắc trái phiếu xã hội được thiết lập bởi Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) và các nguyên tắc cho vay xanh - xã hội được thiết lập bởi Hiệp hội Thị trường cho vay (LMA) cũng như phù hợp quy trình nội bộ của ngân hàng.

ACB là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam xây dựng và công bố Khung tài chính bền vững. Điều này cho thấy mục tiêu trọng yếu của ACB trong chiến lược kinh doanh, phát triển các cơ hội mới trong lĩnh vực tài chính xanh mới nổi tại Việt Nam như năng lượng tái tạo, vận tải xanh, nông nghiệp xanh và công trình xanh,… Điều này giúp ACB và các doanh nghiệp, đối tác đóng góp và cân bằng giữa các yếu tố kinh tế và môi trường - xã hội cũng như hạn chế được những rủi ro về môi trường và xã hội, cùng hướng tới tăng trưởng xanh của nền kinh tế.

Khung tài chính bền vững của ACB đã được Tổ chức Xếp hạng uy tín là Moody’s đưa ra ý kiến của bên thứ hai (Second Party Opinion - SPO) về tính xác thực của các nguyên tắc của khung, cũng như tác động đến các vấn đề môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, Tổ chức Moody’s cũng cho điểm về Chất lượng bền vững (Sustainability Quality Score - SQS) của ACB tổng quát ở mức SQS3 (Good) và nhận xét ACB có năng lực quản lý rủi ro ESG mạnh mẽ.

Trong năm 2023 vừa qua, ACB là một trong những ngân hàng tại Việt Nam tiên phong công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững với các chỉ số môi trường - xã hội được đảm bảo bởi bên thứ ba. Chuỗi hoạt động bảo vệ môi trường do ACB khởi xướng đã truyền cảm hứng và lan tỏa tình yêu thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm với môi trường sống đến cổ đông, đối tác, khách hàng và cộng đồng. ACB tích cực đưa ra các hoạt động phù hợp với chương trình hành động của ngành ngân hàng theo chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Hơn nữa, những nỗ lực của ngân hàng phù hợp với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, là minh chứng cho cách tiếp cận toàn diện và có nguyên tắc của ACB trong việc thúc đẩy sự phát triển lâu dài đồng thời bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.

Theo ACB, việc tích hợp chiến lược phát triển bền vững vào các hoạt động kinh doanh còn là cách mà ngân hàng này đồng hành cùng khách hàng và đối tác phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển ngành ngân hàng gắn với nhiệm vụ phát triển tín dụng xanh - ngân hàng xanh của Ngân hàng Nhà nước đề ra.

Khung tài chính bền vững của ACB được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc, cụ thể gồm mục đích sử dụng nguồn vốn; quy trình đánh giá và lựa chọn dự án bền vững để phân bổ tài trợ hoặc tái tài trợ; quản lý nguồn vốn huy động; và báo cáo (bao gồm báo cáo phân bổ và báo cáo tác động). Tuân thủ các nguyên tắc quan trọng này sẽ giúp thiết lập các tiêu chuẩn cơ bản để ACB phát hành trái phiếu, khoản vay bền vững, đồng thời giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các hoạt động tài chính có trách nhiệm và bền vững. Khung tài chính bền vững sẽ được thực hiện cùng với chính sách đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của ACB.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.