Trước thực trạng “côn đồ” đại náo bệnh viện (BV) gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và tính mạng của cán bộ y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ký quyết định phê duyệt đề án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế.
|
Thời gian thực hiện đề án từ năm 2019 - 2020. Bộ Y tế là cơ quan làm đầu mối, cơ quan phối hợp, gồm: Bộ Công an, Bộ Tài chính, các bộ có quản lý cơ sở y tế như Bộ NN-PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông, Bộ Công thương; UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư…
tin liên quan
Đừng để cái miệng hại… cái thậnTheo Bộ Y tế, mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 giảm từ 15 - 20% số vụ phạm tội, vi phạm pháp luật nghiêm trọng liên quan đến công tác an ninh trong cơ sở y tế. Mục tiêu định hướng đến năm 2030 hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế trong các cơ sở y tế...
Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 1.365 BV (chưa kể các BV quân đội do Bộ Quốc phòng quản lý) và gần 590.000 cán bộ, nhân viên y tế. Thống kê của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho thấy các vụ việc tấn công y bác sĩ… xảy ra ở BV tuyến tỉnh chiếm 60%, BV tuyến T.Ư chiếm 20%. Đặc biệt, bác sĩ bị tấn công chiếm 70%, điều dưỡng chiếm 15%...
Thống kê cũng cho thấy 90% số vụ việc xảy ra tại khuôn viên BV, trong đó 30% số vụ việc xảy ra trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh và 30% số vụ việc xảy ra khi thầy thuốc, nhân viên y tế đang giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh.
Đặc biệt, có những vụ việc đối tượng bị hại là người bệnh, người nhà người bệnh như vụ việc bắt cóc trẻ sơ sinh tại BV Q.7 (TP.HCM), hay vụ bệnh nhân đã vào viện điều trị nhưng vẫn bị côn đồ dùng hung khí truy sát.
Bình luận (0)