Xe

Phép thử độ tin cậy

04/01/2016 08:00 GMT+7

Gần như cùng một lúc có hai chuyện khiến Mỹ, EU và các nước phương Tây khác khó xử.

Gần như cùng một lúc có hai chuyện khiến Mỹ, EU và các nước phương Tây khác khó xử. 

Người Hồi giáo dòng Shiite tại Ấn Độ biểu tình phản đối việc Ả Rập Xê Út hành quyết 47 nhân vật bất đồng quan điểm - Ảnh: ReutersNgười Hồi giáo dòng Shiite tại Ấn Độ biểu tình phản đối việc Ả Rập Xê Út hành quyết 47 nhân vật bất đồng quan điểm - Ảnh: Reuters
Một là chuyện chính phủ mới ở Ba Lan tìm cách kiểm soát toàn bộ thể chế nhà nước, hạn chế tự do báo chí và kiểm soát truyền thông cũng như chi phối hệ thống tư pháp. Chuyện thứ hai là Ả Rập Xê Út trong một ngày hành quyết 47 nhân vật bất đồng quan điểm, trong đó có cả giáo sĩ người Shiite.
Cả chuyện ở Ba Lan lẫn ở Ả Rập Xê Út đều động chạm đến hệ quan điểm và chuẩn mực giá trị mà phương Tây từ trước tới nay vẫn rùm beng và đề cao, vẫn tuyệt đối hóa chúng và áp đặt cho đối tác, coi đó là biểu tượng cho dân chủ, nhân quyền, tam quyền phân lập và nhà nước pháp quyền. Ba Lan là thành viên EU và NATO. Ả Rập Xê Út là đồng minh chiến lược của Mỹ. Cả hai chuyện đều hoàn toàn trái ngược với cả nội dung lẫn tinh thần của hệ quan điểm và chuẩn mực giá trị của phương Tây. Chính vì thế mà nhìn vào phản ứng của Mỹ và EU có thể thấy họ “đạo đức thật” hay “đạo đức giả”.
Cái khó xử của phương Tây là không thể làm ngơ hay lặng thinh nhưng lại đồng thời không thể phản đối quyết liệt và trừng phạt nghiêm khắc hai nước nói trên như vẫn thường hành xử với những nước không cùng phe cánh. Cho nên cả hai chuyện này hiện còn là phép thử mới về sự tin cậy.
Qua cách hành xử của Mỹ, EU và các nước phương Tây khác đối với Ba Lan và Ả Rập Xê Út, thế giới bên ngoài có thể nhận thấy họ “thật” như thế nào với những gì được họ quy tụ lại thành hệ quan điểm và chuẩn mực giá trị, thật như thế hay chỉ sử dụng chúng làm con bài và công cụ chính trị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.