Phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) - Ảnh: Reuters |
Khoa học đang không ngừng tìm kiếm hành tinh có sự sống khác ngoài Trái đất, cũng như lên kế hoạch khám phá sao Hỏa. Tuy nhiên, một nghiên cứu vừa công bố phát hiện bức xạ vũ trụ có thể làm hỏng hệ thống tim mạch của con người, theo The Independent.
Trong 7 người tham gia sứ mệnh thám hiểm không gian Apollo thì có 3 người chết vì nguyên nhân đau tim. Tỷ lệ này là khoảng 43%. 7 nhà du hành này đã hoàn thành sứ mệnh, trở về Trái đất an toàn và sau này tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
tin liên quan
Chuyện gì xảy ra nếu 'tới tháng' trong môi trường không trọng lực? Đây là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ. Họ luôn gặp những rắc rối khi tới ngày 'đèn đỏ', đặc biệt là các nữ phi hành gia khi họ phải làm việc trong môi trường không trọng lực, theo Sciencealert.
Những phi hành gia du hành ở quỹ đạo thấp của Trái đất cũng có người tử vong vì đau tim, nhưng chỉ chiếm khoảng 10%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với con số 43% của những người du hành không gian sâu. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Reports.
“Chúng ta biết rất ít về tác hại của bức xạ ở những vùng không gian sâu đến sức khỏe con người, nhất là hệ thống tim mạch. Những phát hiện mới có thể mang lại cái nhìn đầu tiên về lĩnh vực này”, The Independent dẫn lời giáo sư Michael Delp, một trong người tham gia nghiên cứu tại Đại học bang Florida (Mỹ).
tin liên quan
Cô gái 20 tuổi trở thành nữ phi công trẻ nhất Ấn ĐộAyesha Aziz, cô gái tài năng sống tại thành phố Mumbai, đã trở thành phi công tập sự trẻ nhất Ấn Độ khi mới chỉ 16 tuổi và chính thức trở thành phi công lúc 20 tuổi.
Nhóm chuyên gia đã cho những con chuột tiếp xúc với bức xạ không gian, mô phỏng tương tự loại bức xạ mà các phi hành gia đối mặt khi du hành vũ trụ.
Sau 6 tháng, lũ chuột xuất hiện những tổn hại trên động mạch. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim ở người. Kết quả thu được cho thấy bức xạ không gian đang gây hại đến sức khỏe tim mạch, giáo sư Delp kết luận.
Bình luận (0)