Phí, lệ phí đang 'chồng' lên nhau

19/06/2015 06:23 GMT+7

Thảo luận về dự luật Phí, lệ phí tại hội trường sáng 18.6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ các khoản phí, lệ phí để tránh tình trạng chồng chéo.

Thảo luận về dự luật Phí, lệ phí tại hội trường sáng 18.6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ các khoản phí, lệ phí để tránh tình trạng chồng chéo.

Đại biểu Đồng Hữu Mạo phát biểu tại phiên thảo luận hôm qua - Ảnh: Ngọc Thắng
Dễ tùy nghi ban hành
Bãi nhiệm tư cách ĐBQH Châu Thị Thu Nga
Chiều 18.6, với đa số phiếu tán thành, QH đã thông qua nghị quyết bãi miễn chức vụ ĐBQH với bà Châu Thị Thu Nga, ĐB đoàn Hà Nội. Trao đổi với Thanh Niên, một số ĐB dự phiên họp kín về nội dung này cho biết nghị quyết được thông qua đã nêu một số sai phạm nghiêm trọng của bà Nga khi còn là Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư nhà đất (Housing Group). Với những việc làm có dấu hiệu trái pháp luật, bà Nga đã bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố và trước đó cũng đã bị Ủy ban Thường vụ QH đình chỉ tư cách ĐBQH.   
Hà Nguyễn
Dự luật định nghĩa lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi cơ quan hành chính nhà nước phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo luật này.
Đại biểu (ĐB) Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên-Huế) phát biểu: “Khái niệm lệ phí như vậy tôi thấy chưa yên tâm”. ĐB này phân tích: Trên thực tế mỗi lệ phí dựa vào căn cứ khác nhau để tính mức thu. Lệ phí hộ tịch có thể dựa vào chi phí, còn lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số xe cơ giới đường bộ có thể dựa vào mật độ từng khu vực, còn lệ phí trước bạ tính trên tỷ lệ phần trăm của giá trị... “Như vậy, không có sự đồng nhất trong căn cứ tính lệ phí”, ĐB Mạo nói. ĐB Mạo cũng chỉ ra rằng: Do không có đồng nhất, không quy định cụ thể nên không biết dựa vào cái gì để tính lệ phí, dẫn đến tùy nghi, tức là cơ quan có thẩm quyền ban hành lệ phí, ở đây có thể Chính phủ, có thể Bộ Tài chính, có thể HĐND cấp tỉnh có quyền chọn mức thu theo ý chí của mình.
Trong khi đó, ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nhận xét: “Dự luật sửa câu chữ mà không có đột phá nào trong trình độ quản lý và chế độ quản lý đối với các khoản thu phí cho hiệu quả hơn”. ĐB Đồng nêu thực tế hiện nay đang diễn ra là nhiều khoản phí, lệ phí không đủ bù đắp cho các chi phí để nuôi một bộ máy cồng kềnh trong việc cung cấp dịch vụ thu phí. Theo ĐB Đồng, nếu để nguyên tắc có lợi nhuận phù hợp trong nguyên tắc thu phí thì sẽ biến những khoản phí thành một khoản thu vượt quá mục tiêu ban đầu là bù đắp chi phí và có thể sẽ bị đội lên mức phí quá cao so với thu nhập cũng như lợi ích mà người dân và tổ chức được hưởng.
Lo “thả nổi” viện phí và học phí
Thông qua Nghị quyết giám sát 2016
Cũng trong sáng qua, với 433/435 ĐB tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 87,47%, QH đã thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2016. Một trong những điểm nhấn của chương trình là sẽ thực hiện giám sát chuyên đề việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2016 là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng; là năm cuối nhiệm kỳ QH khóa 13 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, tổ chức bầu cử ĐB QH nhiệm kỳ khóa 14 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021... nên nội dung hoạt động của QH cũng gắn với các sự kiện trọng đại này.
Nội dung được nhiều ĐB góp ý là học phí, viện phí có nên chuyển sang cơ chế giá hay không? Theo dự thảo luật thì viện phí và học phí đã được chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá, theo quy định của luật Khám bệnh, chữa bệnh và luật Giá.
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng quy định này không phù hợp với quy định về phí là khoản tiền mà tổ chức cá nhân phải trả khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ đó. “Tôi đề nghị phải đưa các khoản phí của trường công, bệnh viện công vào luật này. Mặt khác quy định này cũng mâu thuẫn với quy định về việc đưa một số khoản phí đã được quy định ở luật khác như phí công chứng, phí bay qua vùng trời vào dự thảo luật này”, ĐB Thúy nói.
ĐB Trần Văn Độ (An Giang) lo ngại: Có những loại, cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp thực hiện thì đó là dịch vụ công nhưng nếu xã hội hóa thì trở thành giá dịch vụ. Như vậy, giữa giá dịch vụ và phí không thống nhất với nhau dẫn đến lợi ích của người dân không được bảo đảm.
Cùng quan điểm, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) bày tỏ mong muốn QH đặc biệt quan tâm việc chuyển học phí và viện phí sang cơ chế giá, nhất là với cấp phổ thông bởi vì vấn đề này rất nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp quyền được học hành của người dân đã ghi trong Hiến pháp. “Không phải vì xã hội hóa mà chúng ta đánh đồng tất cả mọi cái, làm mất cơ hội học tập của người dân và vi hiến là không được”, ĐB Tâm phát biểu. Bà Tâm cũng cho rằng, việc thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện xe mô tô cần bãi bỏ, vì khoản phí này vừa không hợp lý, vừa thiếu tính công bằng, vừa khó công khai minh bạch, khó hiểu và khó thực hiện.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) lại đồng tình với quy định này của dự luật nhưng đề xuất phải coi đây là một dịch vụ để tính đúng, tính đủ được; trong quá trình thực hiện phải có lộ trình rõ ràng đồng thời có suất học bổng cho con dân nghèo hoặc chính sách của nhà nước đi kèm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.