Thành tích trên đã được thiết lập vào ngày 27.9, trong lúc tàu Parker Solar Probe trên đường hoàn tất vòng thứ 17 quanh mặt trời kéo dài đến ngày 3.10 là kết thúc, trang Popular Science đưa tin.
Với tốc độ trên, phi thuyền NASA chính thức trở thành vật thể nhân tạo di chuyển nhanh nhất trong lịch sử nhân loại.
Theo ScienceAlert, nếu tính trên bình diện trái đất, tốc độ trên cho phép một máy bay hoàn tất khoảng 15 vòng quanh trái đất trong vòng 1 giờ, hoặc bay từ thành phố New York (bang New York, Mỹ) đến thành phố Los Angeles (bang California) trong vỏn vẹn 20 giây.
Không phải bất kỳ hành khách nào cũng có thể sống sót sau những đợt du hành trên, nhưng kết quả vẫn vô cùng ấn tượng.
Parker Solar Probe đạt được vận tốc ấn tượng vào thời điểm con tàu đồng thời bứt phá kỷ lục do nó lập nên và áp sát mặt trời ở khoảng cách gần nhất từ trước đến nay là 7,25 triệu km.
Trong tuần tới, tàu Parker Solar Probe sẽ hoàn tất việc truyền về trạm mặt đất toàn bộ dữ liệu thu thập được trong đợt tiếp cận mặt trời mới nhất. Dữ liệu đợt này tập trung ghi nhận các đặc điểm của gió mặt trời, cũng như cấu trúc và hành vi của hiện tượng này.
Chuyên gia Michael Buckley của Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins (Mỹ) cho biết con tàu vẫn hoàn hảo sau khi cùng lúc phá hai kỷ lục về vận tốc và khoảng cách. "Mọi hệ thống trên tàu đều vận hành bình thường", ông xác nhận.
Kể từ khi NASA phóng tàu Parker Solar Probe vào năm 2018, một đội ngũ gồm 12 nhà vật lý, kỹ sư và nhân viên hỗ trợ tại Đại học Johns Hopkins đã quản lý sứ mệnh nghiên cứu mặt trời do NASA triển khai, bao gồm thiết kế ban đầu của con tàu và quá trình chế tạo phi thuyền trị giá 1,5 tỉ USD.
NASA hé lộ "thành phần cốt yếu" liên quan sự sống trong mẫu vật tiểu hành tinh
Bình luận (0)