Philippines cấm xuất khẩu lao động tại 41 nước

02/11/2011 12:01 GMT+7

(TNO) Chính phủ Philippines thông báo vào hôm 2.11 rằng nước này đã cấm người Philippines đi lao động tại 41 quốc gia và vùng lãnh thổ vốn không cung cấp đủ biện pháp hỗ trợ nhằm bảo vệ họ trước việc bị ngược đãi, theo AFP.

Theo quyết định được đăng tải trên website của Bộ Lao động và Việc làm Philippines, các nước nằm trong danh sách đen không ký các công ước quốc tế về việc bảo vệ người lao động nước ngoài.

Các nước này cũng không ký thỏa thuận song phương với Philippines về việc “bảo vệ quyền lợi của người lao động Philippines tại hải ngoại”. Họ cũng không có luật riêng nhằm bảo vệ người lao động nước ngoài, quyết định cho biết thêm.

Bao gồm trong danh sách là các quốc gia xảy ra xung đột như Afghanistan, Libya, Iraq, Sudan, Chad và Pakistan.

Theo AFP, hiện chưa rõ lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Philippines.

Có khoảng 9 triệu người lao động Philippines làm việc tại hải ngoại hay khoảng 10% dân số, theo thống kê chính thức.

Nhiều người trong số đó làm các công việc như người hầu, lao động phổ thông hoặc thủy thủ tại các khu vực mà họ dễ bị ngược đãi, mặc dù có nhiều người Philippines giữ các vị trí cao hơn tại những nước phương Tây.

Lượng USD được lực lượng lao động ở hải ngoại gửi về nước từ trước đến nay đã góp phần giữ cho nền kinh tế Philippines thịnh vượng mặc dù các tường thuật về việc ngược đãi rất thường gặp.

Theo AFP, trong quá khứ, Manila từng cấm xuất khẩu lao động tại một số khu vực xảy ra xung đột song nhiều người Philippines vẫn lén lút trốn đi thay vì nhận một công việc có mức lương ít ỏi ở trong nước.

Sơn Duân

TIN ĐỌC NHIỀU

  • Anh xe ôm đòi thẩm phán “nuôi” vợ mình suốt đời
  • Bác yêu cầu khởi kiện đòi 8.450 lượng vàng
  • Triều cường kỷ lục
  • Phát hiện vũ khí hủy diệt ở Libya
  • Phó phòng tín dụng bỏ trốn
  • Cầu sập 2 lần trong 3 tháng
  • Ấn, Nhật đẩy mạnh quan hệ quốc phòng
  • Mỹ tăng cường hiện diện tại vùng Vịnh
  • Trúc Diễm vẫn đứng nhì bình chọn qua mạng
  • Hiệu ứng domino
  • Top

    Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
    60 giây nữa.