tin liên quan
Mỹ 'quan ngại' về sự xuất hiện của tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ“Chúng tôi vừa phát hiện họ làm điều đó trong thời gian gần đây, đã gửi công hàm phản đối và sẽ xem xét hành động pháp lý”, ông Locsin viết trên Twitter. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc đối với phát biểu mới của ông Locsin.
Scarborough nằm cách bờ biển phía tây bắc của Philippines khoảng 230 km. Đây là nơi xảy ra cuộc va chạm giữa tàu công vụ Trung Quốc và Philippines vào tháng 4.2016. Sau đó, Trung Quốc giành quyền kiểm soát Scarborough từ Philippines và thường đuổi ngư dân Philippines ra khỏi khu vực.
Tình trạng nói trên đã thúc đẩy Manila vào tháng 1.2013 nộp đơn kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài thường trực ở Hà Lan về tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông.
Đến ngày 12.6.2016, một tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết Trung Quốc không có cơ sở pháp lý hay lịch sử cho tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông. Tòa trọng tài còn phán rằng hành động của Trung Quốc tại Scarborough “vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này”.
|
Hồi tháng trước, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và cựu trưởng văn phòng chống tham nhũng Conchita Morales gửi đơn khiếu nại lên Tòa án hình sự quốc tế (ICC), yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc phá hủy môi trường khi xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
Cụ thể, trong đơn khiếu nại gửi cho công tố viên ICC Fatou Bensouda, hai ông ông Del Rosario và bà Morales khẳng định việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông đã dẫn tới tình trạng "môi trường bị phá hủy với quy mô lớn nhất và gần như vĩnh viễn trong lịch sử nhân loại”, theo The Straits Times. Hai ông còn lên án Trung Quốc kiểm soát các ngư trường ở Biển Đông.
Bình luận (0)