Bạn có tin rằng đột quỵ vẫn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi và nguyên nhân sâu xa là do biến chứng phình mạch máu não. Điều đáng nói ở đây là hầu hết người bệnh không thể nhận ra sự hiện diện của nó cho đến khi tai biến mạch máu não xuất hiện.
1. Chứng phình mạch máu não (PMMN): Còn gọi là phình mạch máu nội sọ, là đoạn phình mạch máu bất thường trong não. Chứng PMMN có thể xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng thường xảy ra trong độ tuổi từ 35 đến 60.
Chứng PMMN thường được phát hiện khi mạch máu đã bị vỡ, gây chảy máu não, hoặc chảy máu gần não. Khi mạch máu não bị vỡ sẽ gây ra não bị hủy hoại hoặc tử vong. Do vậy, bệnh nhân khi bị chứng PMMN cần phải tiến hành phẫu thuật, nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ mạch máu não.
2. Triệu chứng của PMMN: Rất nhiều bệnh nhân bị đau đầu từ nhiều tuần đến vài tháng trước khi đoạn mạch máu bị phình vỡ ra. Tại thời điểm mạch bị vỡ, những triệu chứng sau đây có thể xảy ra:
- Bị nhức đầu đột ngột và dữ dội, bệnh nhân thường mô tả nó như là cơn đau đầu "tồi tệ nhất" trong cuộc đời;
- Người bệnh bị nôn ói và cổ bị tê cứng;
- Người bệnh bất tỉnh;
- Thị lực và khả năng nói bị ảnh hưởng;
- Ở một bộ phận nào đó của cơ thể có dấu hiệu tê và yếu;
- Người bệnh rất nhạy cảm với ánh sáng.
3. Điều trị chứng phình mạch máu não:
Chẩn đoán hình ảnh như cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp Angiogram (chụp mạch máu não) sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa phát hiện các đoạn phình mạch máu nghiêm trọng điển hình trong não.
Bác sĩ Manish Taneja - chuyên gia phẫu thuật can thiệp vi mạch bệnh viện Raffles Singapore - tư vấn: “Không giống như các loại bệnh lý khác, PMMN tùy thuộc vào vị trí đoạn mạch và các rủi ro của đoạn mạch phình gây ra cho từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án theo dõi và điều trị thích hợp. Có những đoạn phình mạch máu chỉ vài milimet nhưng có thể vỡ hoặc nguy cơ dẫn đến đột quỵ cao. Thông thường thì đoạn phình phát triển đến 1cm tại thời điểm phát hiện bệnh thì bệnh nhân cần được điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, biện pháp tối ưu vẫn là phát hiện sớm và tháo gỡ quả bom hẹn giờ trong đầu trước khi nó phát nổ.”
Điều trị PMMN đã trở nên dễ dàng hơn nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật y khoa; bệnh nhân không cần trải qua ca đại phẫu mở hộp sọ mà có thể điều trị theo phương pháp xâm lấn tối thiểu. Chỉ cần một vết cắt nhỏ vài milimet ở bẹn, bác sĩ phẫu thuật vi mạch hoàn toàn có thể tiến đến vị trí mạch máu bất thường thông qua catheter (ống thông) và tiến hành loại bỏ đoạn phình mạch máu thông qua tĩnh mạch chủ bẹn. Với phương pháp tiến bộ này, bệnh nhân có thể xuất viện sau 1-2 ngày nằm viện và phục hồi hậu phẫu cao hơn.
Bác sĩ Manish Taneja cũng chia sẻ thêm: “Không chỉ có chứng PMMN gây cho bệnh nhân bị xuất huyết não và đột quỵ khi mạch bị vỡ mà chứng dị dạng mạch máu não cũng là nguyên nhân phổ biến”.
4. Nhiều bệnh nhân đã được điều trị chứng phình mạch máu não thành công tại Bệnh viện Raffles Singapore:
Đơn cử là trường hợp chị Q.A. Bị cơn đau đầu hành hạ suốt mấy tháng trời mà không tìm ra nguyên nhân, chị Q.A đã quyết định tìm đến Bệnh viện Raffles Singapore và được bác sĩ Manish Taneja tư vấn chụp Angiogram. Kết quả chụp Angiogram cho thấy một đoạn 5mm phồng lên hình con thoi, vị trí gần nội sọ, và 2 đoạn mạch máu bị phình; 1 đoạn nằm trên tuyến yên; 1 đoạn gần hốc mắt, và Bác sĩ Manish đã tiến hành phẫu thuật cho chị Q.A nhằm xử lý đoạn mạch máu bị phình thông qua phương pháp đặt stent nhằm giảm lượng máu vào đoạn mạch máu bị phình.
Chị Q.A vui vẻ tâm sự: “Tôi thật may mắn đã tìm đến Bệnh viện Raffles và gặp bác sĩ Manish kịp thời để không bị lâm vào tình trạng vỡ mạch máu gây đột quỵ hay tử vong. Gia đình tôi chân thành cảm ơn bác sĩ Manish và Bệnh viện Raffles đã cứu chữa cho tôi khỏi căn bệnh hiểm nghèo này.”
Bác sĩ Manish Taneja, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Raffles Singapore
|
|
Bệnh viện Raffles Singapore là một bệnh viện tư tuyến trên và là ngọn cờ đầu trong Tập đoàn Y tế Raffles - một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Singapore và Đông Nam Á với 40 năm kinh nghiệm.
Các bệnh nhân Việt Nam khi đến với Bệnh viện Raffles Singapore sẽ nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí trong suốt quá trình từ việc nhận tư vấn từ xa của bác sĩ, đặt lịch hẹn, sắp xếp chuyến đi, nơi ở, gia hạn visa, và hỗ trợ dịch thuật khi gặp bác sĩ.
Vào thứ bảy, ngày 28.3.2015, bác sĩ Manish Taneja, sẽ có mặt tại TP.Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn cùng với bác sĩ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Văn phòng Đại diện Bệnh viện Raffles tại TP.Hồ Chí Minh
Tòa nhà Landmark, Phòng 2.3A, Lầu 2,
Số 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1.
Tel: 08-3822 6086/ 08-3822 7236
Hotline: +84947815338 , +84964918966 , +84906280301
Email: enquiries@raffleshospital.vn
Website: http://raffleshospital.vn
Văn phòng Thông tin Y tế Bv Raffles tại Hà Nội
Phòng 13, Tầng 9, Tòa nhà Tây Hà, Đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài)
Tel: 04-2215 3544
Hotline: +84913560450
Bình luận (0)