Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động di cư đã và đang được Cộng đồng ASEAN nói chung và 5 nước tiểu vùng sông Mê Kông CLMVT nói riêng đang đặc biệt quan tâm.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biển đã nhấn mạnh Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (ký năm 2012) và 8 thỏa thuận công nhận lẫn nhau về bằng cấp và trình độ của lao độngcó kỹ năng được ký, tạo tiền đề, khuôn khổ thuận lợi hơn cho sự dịch chuyển lao động an toàn giữa các nước.
Tham dự hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ về xu hướng di cư lao động tất yếu giữa các nước trong khu vực, đặc biệt là 5 nước khu vực tiểu vùng sông Mê Kông với khoảng 230 triệu dân. “Di cư lao động là động lực quan trọng cho phát triển giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, góp phần tăng cường, hợp tác phát triển kinh tế toàn diện. Nhưng nếu không giải quyết tốt thì tình trạng di cư sẽ là một trong những nguyên nhân để những lao động di cư bất hợp pháp đối tượng dễ bị lợi dụng của tội phạm bóc lột và buôn bán người hoạt động”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
|
Phó thủ tướng cũng đặt ra 5 vấn đề về tình trạng lao động di cư, đó là tăng cường hợp tác hơn nữa trong giáo dục đào tạo, trong phát triển kinh tế nói chung; giao lưu thương mại, đầu tư khoa học công nghệ của 5 nước. Mạnh dạn chia sẻ thông tin về lao động, tình hình lao động, thay đổi về chính sách lao động. Thiết lập các kênh thường xuyên giải quyết ngay và kịp thời những vướng mắc về tình hình lao động...
Tại hội nghị này, Bộ trưởng lao động 5 nước đã đi đến thống nhất bản Tuyên bố chung về di cư lao động an toàn, tái khẳng định các cam kết đã có, tăng cường quản lý di cư, trao đổi thông tin và chia sẻ trách nhiệm của các bên liên quan.
Bình luận (0)