Nhu cầu lao động ở TP.HCM 6 tháng cuối năm 2017: Cần 139.000 lao động

06/07/2017 08:59 GMT+7

Trong 6 tháng cuối năm 2017, TP.HCM có khoảng 139.000 chỗ làm cần tuyển dụng, trong đó có khoảng 40.000 chỗ làm thời vụ.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết trong 6 tháng đầu năm 2017, Trung tâm đã tiến hành khảo sát trực tiếp nhu cầu tuyển dụng tại 5.200 doanh nghiệp; trên 10.000 nhu cầu tìm việc làm của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sắp tốt nghiệp ra trường, trên 30.000 nhu cầu học nghề của học sinh các trường trung học phổ thông.
Đồng thời Trung tâm cũng thường xuyên khảo sát, cập nhật thông tin cung - cầu lao động từ các kênh thông tin tuyển dụng và thông tin, nhu cầu tìm việc của người lao động với tổng số 18.110 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với 185.320 chỗ làm việc, 45.288 người lao động có nhu cầu tìm việc.
Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn và yêu cầu tính chuyên nghiệp cao.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, nhu cầu tuyển dụng lao động tăng gấp 2,24 lần so với cùng kỳ năm 2016, tập trung nhiều nhất ở các nhóm ngành như kinh doanh - bán hàng (19,53%), dịch vụ phục vụ (16,13%), dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng (6,45%), dệt may - giày da (6,36%), vận tải - kho bãi - xuất nhập khẩu (5,99%), tài chính - tín dụng - ngân hàng (4,15%), cơ khí - tự động hóa (4,12%), công nghệ thông tin (3,85%)... Nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo chiếm 65,32%. Nhu cầu tuyển dụng tăng ở các nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, tài chính - tín dụng - ngân hàng, dầu khí - địa chất, công nghệ ô tô - xe máy, quản lý kiểm định chất lượng, dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng, điện tử - cơ điện tử…
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng nhu cầu tìm việc của người lao động tăng 51,32% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân lực lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học - cao đẳng bổ sung thêm cho nguồn nhân lực thành phố góp phần gia tăng sự cạnh tranh giữa người lao động có kinh nghiệm làm việc và sinh viên mới ra trường.
Cũng theo ông Trần Anh Tuấn, trong 6 tháng cuối năm 2017, TP.HCM có khoảng 139.000 chỗ làm, trong đó có khoảng 40.000 chỗ làm thời vụ.
Một số ngành nghề thu hút lao động như: marketing - kinh doanh - bán hàng, cơ khí, kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng, công nghệ thông tin, dệt may - giày da, vận tải - kho bãi - xuất nhập khẩu, kinh doanh tài sản - bất động sản, tài chính - tín dụng - ngân hàng, công nghệ ô tô - xe máy, nông - lâm nghiệp - thủy sản, quản lý nhân sự, kế toán kiểm toán, hóa - hóa chất, dịch vụ - phục vụ, điện - điện tử - điện lạnh - điện công nghiêp. Nhu cầu nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm gần 38%, trung cấp chiếm gần 14%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật lành nghề trên 21%, lao động chưa qua đào tạo khoảng 27%.

tin liên quan

Bỏ 500 triệu USD để được 2,5 tỉ USD
Chàng trai ấy bác bỏ một hợp đồng mua lại dự án khởi nghiệp trị giá 500 triệu USD... và bây giờ trị giá thật đã lên đến 2,5 tỉ USD.
Theo ông Trần Anh Tuấn, 6 tháng cuối năm là thời điểm sinh viên, học sinh các trường tốt nghiệp nên nguồn nhân lực gia tăng trên 20%, cũng là thời điểm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gia tăng sản xuất và nhu cầu nhân lực. Tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng chú trọng nhân lực có chất lựợng cao (bao gồm kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, thái độ - tác phong - kỷ luật) và năng lực giao tiếp ngoại ngữ, nên thị trường lao động TP luôn trong tình trạng nghịch lý thiếu - thừa, mất cân đối trong các nhóm ngành nghề như cơ khí, công nghệ thông tin, kiến trúc - xây dựng, dệt - may, chế biến lương thực thực phẩm, du lịch - nhà hàng - khách sạn...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.