Phòng vệ yếu khiến doanh nghiệp thiệt hại

17/12/2015 06:03 GMT+7

Đó là thực tế được nêu ra tại hội thảo “Ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại” do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), tổ chức vào ngày 16.12.

Đó là thực tế được nêu ra tại hội thảo “Ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại” do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), tổ chức vào ngày 16.12.

Dù có công cụ phòng vệ, nhưng nhiều doanh nghiệp không tận dụng nên gặp khó - Ảnh: Diệp Đức Minh
Dù có công cụ phòng vệ, nhưng nhiều doanh nghiệp không tận dụng nên gặp khó - Ảnh: Diệp Đức Minh
Tại hội thảo, tỏ ý vui mừng về việc VN ngày 14.12 giành phần thắng trong vụ kiện Mỹ trước WTO về việc nước này áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng tôm nước ấm, ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho biết đây là vụ kiện tại WTO mà VN đã phải theo đuổi tới hơn 10 năm mới có kết quả.
Hiệp hội khuyên “đừng khởi kiện”
Tuy nhiên, vụ việc trên chỉ là một trong số rất ít các vụ việc mà VN đã thực hiện giải pháp phòng vệ thương mại (PVTM) ở trong và ngoài nước. Theo ông Nam, VN đã có các quy định trong luật Quản lý cạnh tranh, có đầy đủ văn bản hướng dẫn từ năm 2004 nhưng đa phần các doanh nghiệp (DN) trong nước không nắm được. “Là các công cụ bảo vệ DN trong nước, nhưng rất ít đơn vị áp dụng. Đây là thiệt thòi to lớn cho các DN, cho nền kinh tế”, ông Nam nói.

Trung Quốc, sau phá giá nhân dân tệ, thì giảm một loạt thuế xuất khẩu ra nước ngoài. Các nước áp dụng chống bán phá giá với hàng Trung Quốc lên tới hàng trăm vụ nhưng VN lại áp dụng quá chậm, quá ít nên dẫn đến nhiều ngành sản xuất VN rất khó khăn

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh

Cũng theo ông Nam, VN đã và sẽ tham gia, ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong thời gian tới sẽ phải giảm trên 90% các dòng thuế xuống mức thuế suất còn 0% nên hàng hóa các nước sẽ tràn vào nội địa, gây khó khăn rất lớn cho sản xuất trong nước nếu không hiểu và triển khai áp dụng các biện pháp PVTM khi cần thiết.
“Đơn cử như Trung Quốc, sau phá giá nhân dân tệ, thì giảm một loạt thuế xuất khẩu ra nước ngoài. Các nước áp dụng chống bán phá giá với hàng Trung Quốc lên tới hàng trăm vụ nhưng VN lại áp dụng quá chậm, quá ít nên dẫn đến nhiều ngành sản xuất rất khó khăn”, ông Nam nói. Theo ông, nếu Đài Loan làm một vụ chỉ mất 1 - 2 tháng, thì ở VN, vụ điều tra chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội phải mất hơn 6 tháng mới thuyết phục được các bộ, ngành, để đạt được sự đồng ý đưa ra giải quyết ở WTO.
Ông Nam cũng cho rằng thép và thủy sản là 2 ngành có am hiểu, kinh nghiệm nhất định về PVTM. Còn các ngành khác, các hiệp hội rất yếu về vấn đề này, thậm chí có hiệp hội còn đi khuyên DN “đừng khởi kiện, không thắng được đâu”. “Không chỉ thế, các cơ quan liên quan của ta cũng rất chậm. Như ở Mỹ, nếu thấy một hành vi có dấu hiệu bán phá giá thì chỉ trong vòng 3 tháng họ đã xong một đạo luật để điều chỉnh, trong khi ta, một thông tư, nhanh cũng phải mất 3 - 6 tháng”, ông Nam nói.
“Chịu đựng những thiệt hại rất lớn”
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN cho biết, sản xuất thép trong nước hiện nay vô cùng khó khăn do Trung Quốc lợi dụng sơ hở của VN quy định về tiêu chuẩn, mã số hàng hóa mặt hàng thép để đẩy mạnh xuất khẩu phôi thép. Từ ngày 1.1.2016, Bộ Tài chính Trung Quốc còn cho giảm thuế phôi thép và gang để đẩy mạnh xuất khẩu thép sang VN, họ chấp nhận bán lỗ để ngành thép của họ vượt qua thời kỳ khó khăn nên khiến ngành thép VN chịu nhiều áp lực.
Sản xuất thép trong nước đang rất khó khăn do thép TQ bán phá giá - Ảnh: Diệp Đức MinhSản xuất thép trong nước đang rất khó khăn do thép TQ bán phá giá - Ảnh: Diệp Đức Minh
Ông Vũ Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tôn Hoa Sen, cho rằng hàng rào kỹ thuật là “cái khiên” chống đỡ của sản xuất trong nước nhưng thực tế, cái khiên đó ở VN rất yếu. “Chúng ta có hàng rào kỹ thuật rồi nhưng mỏng, chưa hiệu quả trong khi các nước lân cận áp dụng các hàng rào rất khắt khe với thép VN. Ví dụ như Thông tư 44/TT của Bộ KH-CN chấp nhận quá nhiều tiêu chuẩn đối với thép nhập khẩu, nên chất lượng chưa được quản lý chặt chẽ, để hàng kém chất lượng tràn vào”, ông Thanh nói. Theo ông, VN chưa có bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chất lượng hàng nhập khẩu “cho ra hồn” trong khi các nước khác đã làm xong và áp dụng rất thành thạo nên gây ra thiệt hại rất lớn cho các DN và nền kinh tế.
Đại diện Tổng công ty thép VN, ông Nguyễn Văn Toàn chia sẻ tổng công ty hiện cũng đang chịu những thiệt hại rất lớn, có thể dẫn tới nhiều nhà máy phải đóng cửa do hàng loạt sản phẩm thép Trung Quốc có dấu hiệu bán phá giá vào VN. “Chúng tôi đầu tư nhà máy gang thép với mức đầu tư 10.000 tỉ đồng ở Lào Cai mà hiện đang sản xuất cầm chừng và nhiều lúc gần như phải dừng sản xuất, hy vọng duy trì đội ngũ để chờ cơ hội. Có nhà máy luyện thép quy mô gần 200.000 tấn/năm, nhiều lúc cũng phải ngừng sản xuất. Nếu cứ lâu dài như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản”, ông Toàn nói.
Phó cục trưởng Nguyễn Phương Nam ghi nhận thực tế trên với những dấu hiệu nhiều loại thép của Trung Quốc: thép phủ màu, thép hợp kim, phôi thép... đang bán phá giá mạnh vào VN. Tuy nhiên ông Nam cũng cho rằng, các DN phải thay đổi thái độ, chủ động hơn trong việc tìm hiểu pháp luật, mạnh dạn đề xuất điều tra chống bán phá giá khi có dấu hiệu và phối hợp tốt với các DN khác. “Các hiệp hội cũng rất quan trọng. Hiện đội ngũ luật sư có trình độ hiểu biết về PVTM của ta rất yếu, cho nên cần phải đầu tư cho khâu này”, ông Nam đề nghị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.