'Phù thủy đô la đen' và học phí 300 triệu cho một cú lừa

27/09/2015 11:48 GMT+7

(TNO) “Bị hại dù không yêu cầu thì tòa vẫn tuyên bị cáo bồi hoàn số tiền cho bị hại. Tuy nhiên tòa cũng cho bị hại biết, bị cáo lang thang khắp nơi, không có tài sản gì để đảm bảo thi hành án”. Nghe đến đây, bị hại nước mắt lưng tròng

(TNO) “Bị hại dù không yêu cầu thì tòa vẫn tuyên bị cáo bồi hoàn số tiền cho bị hại. Tuy nhiên tòa cũng cho bị hại biết, bị cáo lang thang khắp nơi, không có tài sản gì để đảm bảo thi hành án”. Nghe đến đây, bị hại nước mắt lưng tròng

Vụ lừa đảo 'đô la đen' mà Mbouwe Ebubu thực hiện từng một thời gây xôn xao dư luậnVụ lừa đảo 'đô la đen' mà Mbouwe Ebubu thực hiện từng một thời gây xôn xao dư luận
Mạng ảo nào có lỗi…
Suốt phiên tòa, một cô gái trẻ cứ ngồi lặng lẽ, thi thoảng ngước mắt đảo quanh phòng xử án xem có ai nhìn mình không. Sự nhẹ dạ, cả tin khiến T. (quận Thủ Đức, TP.HCM) phải ngồi đây, tại phòng xử án, để đối diện với bị cáo, người mà cô đã trót tin, và đối diện với một sự thật: 300 triệu đồng không cánh mà bay.
Mọi chuyện bắt đầu từ mạng ảo. Mạng ảo đem đến nhiều niềm vui, cũng mang lại lắm nỗi buồn.
Nhưng sẽ là “hàm oan” nếu cứ đổ lỗi cho thế giới ảo. Xin bắt đầu bằng phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM ngày 24.9 qua.
Mạng thì ảo, mất tiền là thật
Mbouwe Ebubu (41 tuổi, quốc tịch Nam Phi), thế nhưng ngay cuộc chát đầu tiên qua Facebook, Mbouwe đã xưng mình là Alex Hopeson, người Mỹ. Thực ra, Mbouwe không ở đâu xa, ngay trên đất Việt. Tháng 7.2013, Mbouwe Ebubu nhập cảnh vào Việt Nam qua đường Campuchia. Những ngày lang thang ở TP.HCM, anh ta thấy nhiều phòng internet sáng đèn trong các khu dân cư. Lân la tìm hiểu, anh ta nhận ra cư dân mạng Việt Nam “chát chit” khá thỏa mái trên mạng Facebook. Từ đó, Mbouwe nảy sinh ý định sử dụng mạng xã hội để… lừa!
Khoảng đầu năm 2014, chỉ tốn mấy ngàn đồng tiền thuê máy tính tại một tiệm internet, Mbouwe Ebubu đã có ngay một “căn nhà” trên Facebook với cái tên giả là Alex và không quên điền vào phần lý lịch là quốc tịch Mỹ. Sau vài lần trò chuyện qua lại với T., gã ngoại kiều Mỹ “dỏm” Mbouwe Ebubu tung chiêu gửi về cho cô gái một vali chứa 320.000 USD. Tin lời, cô gái đã bỏ ra gần 300 triệu đồng phí dịch vụ để nhận vali USD.
Mọi chuyện đổ bể khi Mbouwe Ebubu “ăn cú chót”, đến tận nhà T. đưa một vali có hàng sấp giấy, sau đó bị cáo tung chiêu biến giấy trong vali thành USD. Sau lần “biểu diễn” biến 4 tờ giấy trong két sắt thành 4 tờ USD có mệnh giá 100 USD, bị cáo bảo chị T. đưa cho bị cáo 60.000 USD để mua hóa chất xử lý toàn bộ giấy trong vali thành USD. Nghi ngờ, T. hẹn Mbouwe lần sau đến lấy tiền đồng thời báo công an.
16 giờ ngày 24.3.2014, tại nhà  T., Mbouwe Ebubu đang nhận 55 triệu đồng thì Công an quận Thủ Đức ập vào bắt quả tang. 7 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cũng được tòa tuyên cho Mbouwe Ebubu.
300 triệu đồng là “học phí” nhẹ?
Vụ lừa đảo do Mbouwe Ebubu thực hiện từng một thời gây xôn xao dư luận, nhất là với cư dân mạng, xem Mbouwe Ebubu như “ảo thuật gia”, có báo đặt tên vụ án là “đô la đen”…
Nhưng những câu hỏi về sự nhẹ dạ cả tin của cô gái được chia sẻ trên mạng thời gian qua lại không có lời giải đáp. Một số ý kiến cho rằng chị T. quá tin người, số khác cho rằng chị T. không phải tin người mà tin... tình (cảm).
“May cho nạn nhân, két sắt chỉ có giấy, nếu có vũ khí hay tài liệu chống phá thì cô sẽ còn gặp rắc rối hơn”. Khi chủ tọa phiên tòa nói như vậy, T. chỉ biết cúi đầu xuống. Tại tòa, những người dự khán cũng bất ngờ khi T. không yêu cầu bị cáo hoàn lại 300 triệu đồng cho mình. Và, chủ tọa nói như trấn an chị T “số tiền này coi như là bài học về sự cả tin của chị”.
Không chỉ đến bây giờ, khi tòa xét xử vụ Mbouwe Ebubu “làm xiếc” thì những chiêu thức lừa đảo từ mạng xã hội mới bộc lộ.
Chính là sự nhẹ dạ, cả tin của mỗi chúng ta khi sống quá phụ thuộc vào thế giới ảo mới là nguồn cơn của những bài học trả phí quá cao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.