Theo Neowin, pin kẽm có thể mang đến số lần sạc cao gấp 5 lần so với pin lithium-ion cùng kích cỡ. Không chỉ có vậy, nhờ sự phong phú của kẽm nên chúng rẻ hơn và dễ sản xuất hơn so với pin lithium-ion.
Pin kẽm được sử dụng trong một số thiết bị, chẳng hạn như máy trợ thính và một vài mẫu máy ảnh, nhưng do các sự cố trong quá khứ cũng như tốc độ sạc chậm khiến chúng không được dùng rộng rãi.
Mặc dù vậy, vấn đề sạc pin có thể giải quyết nhờ công nghệ mà các nhóm đến từ các trường Đại học Sydney (Úc) và Đại học Công nghiệp Nanyang (Singapore) phát triển, đã được xuất bản trên tạp chí Advanced Materials. Phương pháp mà họ đưa ra đó là thay thế chất xúc tác kim loại đắt tiền trong pin (như bạch kim hoặc oxit iridium) sang các chất xúc tác có giá thành rẻ hơn nhưng hiệu năng cao như sắt và coban.
Các nhà khoa học có thể tạo ra những chất xúc tác điện tương thích mới thông qua việc kiểm soát đồng thời kích thước, thành phần và độ tinh thể của oxit kim loại của các nguyên tố trước khi áp dụng cho việc sản xuất pin kẽm.
Kết quả thử nghiệm với pin mới cho thấy những ưu điểm trong hiệu quả làm việc của nó. Với hơn 60 chu kỳ sạc/xả trong 120 giờ, pin kẽm chỉ mất 10% hiệu suất năng lượng. Hiện pin kẽm-không khí vẫn đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy hy vọng nó sẽ tiếp tục được cải tiến hơn nữa trong tương lai.
tin liên quan
Pin sạc tự động cho điện thoạiTờ Science Daily cuối tháng 4 đưa tin các nhà khoa học Đại học McGill và
Viện Nghiên cứu Hydro Quebec (Canada) vừa phát triển loại pin tự sạc,
hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
Bình luận (0)