Cụ thể, chuyên trang Health đưa tin trong báo cáo khoa học được công bố trên tập san BMC Infectious Diseases (tạm dịch: Bệnh truyền nhiễm BMC), nhóm nhà khoa học Nhật Bản cho biết một nam bệnh nhân 77 tuổi sau vài tuần khỏi Covid-19 đã bắt đầu cảm thấy bồn chồn ở sâu bên trong hậu môn, liên tục muốn đi vệ sinh và cảm giác này trở nên tồi tệ hơn khi vào buổi tối hoặc lúc bệnh nhân nghỉ ngơi.
Covid-19 có thể gây ra biến chứng hệ thần kinh |
SHUTTERSTOCK |
Báo cáo chỉ ra kết quả thăm khám ban đầu cho thấy bệnh nhân này đã mắc “hội chứng hậu môn không nghỉ”, có thể liên quan đến SARS-CoV-2 (vi rút gây ra Covid-19).
Trước đó, người đàn ông chỉ mắc Covid-19 nhẹ và được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Tokyo (Nhật Bản) trong tình trạng đau họng, ho, sốt nhẹ. Sau 21 ngày điều trị, chức năng hô hấp của bệnh nhân đã trở lại bình thường, nhưng ông này vẫn còn lo lắng và mất ngủ.
Sau khi phát hiện, bệnh nhân đã được các bác sĩ điều trị bằng Clonazepam, một loại thuốc dùng để trị chứng rối loạn vận động và rối loạn hoảng sợ. Tình trạng sau đó của bệnh nhân đã ổn định trở lại.
Vệ sinh mũi họng thế nào để Covid-19 không xâm nhập cơ thể? Bác sĩ ơi số 22 |
Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa rõ vì sao Covid-19 có thể gây ra tác động này. Tuy nhiên, họ cho hay biến chứng ở hệ thần kinh có thể là một trong số nguyên nhân.
Báo cáo cũng chỉ rõ “Hội chứng hậu môn không nghỉ” là một dạng của “hội chứng chân không nghỉ” - RLS, khiến bệnh nhân liên tục muốn di chuyển vào buổi chiều muộn hay buổi tối và đặc biệt trở nặng khi bệnh nhân nghỉ ngơi vào ban đêm. Trước đây, một số trường hợp bệnh nhân mắc RLS sau khi khỏi Covid-19 cũng đã được ghi nhận.
Bình luận (0)