Nhận biết dấu hiệu mắc Covid-19 do chủng Delta gây bệnh nặng

Liên Châu
Liên Châu
07/10/2021 10:52 GMT+7

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, chủng Delta làm tăng tỷ lệ cấp cứu, tử vong và thời gian hồi sức kéo dài với các F0. Các bệnh nhân cần được theo dõi sát trong trình điều trị.

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 4689 "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19" ngày 6.10. Đây là hướng dẫn mới nhất (lần 7) cập nhật về các biến thể SARS-CoV-2 và thuốc điều trị

Nhận biết triệu chứng do nhiễm Delta

Theo hướng dẫn "Chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng virus SARS-CoV-2", thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày, nhưng thể delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.

Ở giai đoạn khởi phát, các F0 nhiễm chủng alpha có các biểu hiện sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng...

Với chủng mới (delta), bệnh nhân sẽ đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy, khó thở, đau cơ.

Hình ảnh phổi tổn thương nặng, lan tỏa, mờ 2 phổi của bệnh nhân Covid-19 nữ, 61 tuổi

TƯ LIỆU BỘ Y TẾ

Chủng Delta tăng tỷ lệ F0 phải cấp cứu

Theo Bộ Y tế, đối với thể alpha, 80% bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng thường khoảng 5-10 ngày, và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do Covid-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong.

Đối với thể delta, tỉ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4.2% alpha), tỉ lệ nhập viện, nhập ICU (điều trị tích cực) và tử vong tăng hơn.

Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, sau 7-10 ngày, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài. Nhưng các trường hợp nặng, biểu hiện bệnh kéo dài, hồi phục phải từ 2 - 3 tuần, tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài đến hàng tháng.

Nhận biết dấu hiệu mắc Covid-19 do chủng Delta gây bệnh nặng

Cần đánh giá về rối loạn tâm thần

Theo Hướng dẫn, với F0 do biến thể Delta, tải lượng virus cao hơn khoảng 1.000 lần so với chủng trước đó. Khi sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19, đối với thuốc chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.

Nếu là thuốc đã được WHO khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, hoặc được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới, thì có thể được chỉ định điều trị theo diễn biến bệnh lý của người bệnh.

Trong đó, thuốc Remdesivir chỉ định đối với bệnh nhân nội trú khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở ô xy. Ưu tiên sử dụng thuốc cho nhóm nguy cơ cao: người bệnh trên 65 tuổi, người có bệnh nền, người bệnh béo phì…

Thuốc Favipiravir 200 mg và Molnupiravir 400 mg chỉ định cho bệnh nhân nhẹ.

Thuốc Molnupiravir 400 mg liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt, hiện được cấp điều trị cho F0 tại nhà và cộng đồng.

Thuốc molnupiravir kháng virus gây Covid-19 giảm 50% nguy cơ nhập viện

Theo Bộ Y tế, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, Molnupiravir giúp giảm nhanh nồng độ virus ở người nhiễm, giảm tải lượng virus rõ rệt ở F0 thể nhẹ và vừa, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.

Đáng lưu ý, tại hướng dẫn điều trị mới, các chuyên gia điều trị Covid-19 có nội riêng biệt, chi tiết đánh giá sàng lọc những bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, cần được đánh giá về mức độ trầm cảm, lo âu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.