Người đứng đầu chính sách Indo-Pacfic của Nhà Trắng |
afp |
Ấn Độ sẽ đóng vai trò “điểm tựa” trên vũ đài thế giới trong thế kỷ 21, và đây là quan điểm sẽ được các thế hệ nối tiếp của chính quyền Washington nhất trí và chia sẻ, theo ông Kurt Campbell, người điều phối chính sách của Nhà Trắng tại Indo-Pacific, phát biểu tại sự kiện do Viện Hòa bình Mỹ tổ chức tại Washington D.C hôm 19.11.
“Tôi rất lạc quan về tương lai với Ấn Độ. Tôi cho rằng tất cả chúng ta đều nhận ra Ấn Độ là thành viên then chốt và vô cùng quan trọng trong Bộ tứ Kim cương”, ông Campbell đề cập cơ chế đối thoại an ninh giữa Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc.
Ông nhận định những vụ đụng độ biên giới năm 2020 giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên dãy Himalaya đã tạo nên tác động sâu sắc đối với tư duy chiến lược và tầm nhìn tương lai của Ấn Độ. Theo đó, chính quyền New Delhi cảm thấy cần phải xây dựng mối liên kết chặt chẽ hơn nữa, không chỉ với Mỹ mà còn với các nước khác.
Nhật Bản đã đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Bộ tứ vào năm 2022, và đây sẽ là dịp để các bên thảo luận cách thức tăng cường quan hệ của liên minh để đối phó Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Việt Nam, cũng như Ấn Độ và một vài nước khác, đứng đầu danh sách các quốc gia sẽ xác định tương lai của châu Á. Quan chức Mỹ gọi Việt Nam là “quốc gia chiến địa” tại Indo-Pacific.
Hiện nhiều hãng công nghệ cao và các nhà sản xuất đang tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam và sự tăng trưởng đáng nể của Việt Nam trong các lĩnh vực như công nghệ đang thu hút sự chú ý của nước ngoài.
“Tôi cho rằng bất kỳ chủ nhân tương lai nào khác của Nhà Trắng, dù xuất phát từ đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa, đều sẽ làm mọi thứ cần thiết để xây dựng những mối quan hệ đó”, ông Campbell nhấn mạnh.
Bình luận (0)