Quân đội Mỹ cấp quỹ cho một viện nghiên cứu để nghiên cứu chế tạo tinh hoàn nhân tạo dành cho những binh sĩ bị thương trên chiến trường khiến không thể có con.
Lính Mỹ bị thương đang được chăm sóc y tế tại Iraq năm 2007 - Ảnh: Reuters |
Trên 50.000 lính Mỹ bị thương ở chiến trường Iraq và Afghanistan, đa phần là do các thiết bị nổ, theo tờ The Telegraph (Anh). Hậu quả là nhiều binh sĩ bị mất chi, và cũng có một số binh sĩ bị thương nặng nhưng khó có thể nhận biết từ bên ngoài
Ước tính có khoảng 400 binh sĩ Mỹ bị tổn thương tinh hoàn ở chiến trường Iraq không thể có con.
Viện nghiên cứu Wake Forest (bang North Carolina) được Lầu Năm Góc cấp quỹ và giao cho nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu tinh hoàn nhân tạo cho những thương binh vô sinh. Các bác sĩ đã nghiên cứu từng trường hợp một, sử dụng tế bào gốc của binh sĩ để cấy ghép tái tạo tinh hoàn nhân tạo trong phòng thí nghiệm.
Những tinh hoàn nhân tạo có thể giúp tạo ra tinh trùng và có thể được cấy ghép vào các binh sĩ.
Một vấn đề nan giải là tinh hoàn nhân tạo có kích thước quá bé. Bác sĩ Anthony Atala, giám đốc viện Wake Forest cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực tăng kích thước tinh hoàn nhân tạo”.
Ông tiết lộ sẽ phải mất ít nhất một thập niên nữa thì tinh hoàn nhân tạo mới có thể được sản xuất, kiểm tra lâm sàng và được phê chuẩn.
Không chỉ quân đội Mỹ quan tâm đến những chấn thương liên quan đến tinh hoàn của binh sĩ, quân đội Anh còn có biện pháp “tinh trùng đông lạnh”. Binh sĩ Anh trước khi ra trận có quyền để cho tinh trùng của mình được đông lạnh trong kho, đề phòng nếu tinh hoàn có bị thương thì họ cũng có thể có con.
Mặc dù được phát miếng bảo vệ vùng kín, nhưng nhiều binh sĩ Mỹ không chịu đeo vì cho rằng vướng víu, khó chịu và cũng vô dụng nếu trúng bom, mìn hay lựu đạn, theo The Telegraph.
Bình luận (0)