|
Tỉnh Quảng Ngãi cũng xác định 3 vùng trọng điểm, thành lập 2 sở chỉ huy tiền phương tại H.Lý Sơn và H.Đức Phổ để khi xảy ra tình huống khẩn cấp sẽ di dời hơn 3.600 hộ/13.600 nhân khẩu tại H.Lý Sơn, H.Đức Phổ và các vùng ven biển.
Đến chiều 9.11, BĐBP Quảng Ngãi đã kêu gọi và hơn 1.300 tàu cá đã về neo đậu tại 5 cảng cá và cảng để neo trú tàu thuyền. Trong đó, cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi đậu 370 chiếc; Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn 400 chiếc, Cảng cá Sa Huỳnh 309 chiếc; Cảng neo trú tàu thuyền Mỹ Á, H.Đức Phổ 193 chiếc và Cảng cá Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi có 36 chiếc.
Tại Cảng cá Sa Huỳnh, UBND H.Đức Phổ vận động ngư dân tháo dây neo ra khỏi cầu Thạnh Đức mà buộc vào các trụ neo để đảm bảo an toàn cho cầu và phương tiện.
|
Qua kiểm tra thực tế, UBND tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận ở H.Đức Phổ và Lý Sơn đến chiều 9.11 vẫn còn nhiều hộ nuôi thủy sản trên lồng bè còn chủ quan. Vì vậy, ông Nguyễn Tăng Bính chỉ đạo các địa phương này trước 16 giờ ngày 10.11, phải đưa dân rời khỏi lồng bè và tàu thuyền. Trong trường hợp khẩn cấp, lực lượng chức năng cưỡng chế sơ tán, tuyệt đối không để người dân ở lại trên lồng bè hoặc tàu thuyền.
Để ứng phó với bão số 6, lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ngãi có 100% quân số trực chiến, thực hiện các nhiệm vụ tại chỗ; huy động 5.000 quân gồm lực lượng thường trực, dự bị động viên, dân quân tự vệ và hơn 100 phương tiện đã sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Khi đi thực tế tại xã Phổ Ninh, kè biển Sa Huỳnh, ở thôn Thạch Bi, cảng cá Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh của H.Đức Phổ, ông Nguyễn Xuân Cường cảnh báo tỉnh Quảng Ngãi bão số 6 rất mạnh, diễn biến phức tạp, khả năng bão sẽ đổ bộ vào ban đêm và thời gian lưu bão rất dài. Theo dự báo, trưa 10.11, vùng biển Quảng Ngãi sẽ có sóng biển cao từ 6 - 8m.
Theo ông Cường, vùng trũng, vùng miền núi phải phân công cụ thể, chuẩn bị địa điểm di dân, đảm bảo an toàn, đặc biệt chuẩn bị các kịch bản, lực lượng để đảm bảo
Bình luận (0)