Quê hương thứ hai của cư dân nước ngoài

14/08/2017 08:00 GMT+7

Tính hội nhập và toàn cầu hóa đã được thể hiện rõ nét ở Phú Mỹ Hưng khi nơi đây chiếm khoảng 1/10 tổng số người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Cộng đồng đa quốc gia, tiện ích phong phú, môi trường trong lành và quy hoạch chuẩn quốc tế..., đó là vài điểm sáng của nơi “đất lành chim đậu” này.

Ở Phú Mỹ Hưng đã hình thành khu vực có nhiều người nước ngoài theo quốc tịch như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Âu… Họ thường là những lao động có đăng ký, đến làm việc dài hạn nên đa số có gia đình đi theo. 92% những cư dân cổ cồn này làm trong các ngành nghề mà Phú Mỹ Hưng đã gầy dựng lẫn thu hút các công ty đầu tư tạo lập cơ sở. Số còn lại là người nhà, dân hưu trí, khách du lịch hoặc lao động nước ngoài không đăng ký.
Những chuẩn nào đã khiến người nước ngoài, những khách hàng khó tính nhất, chọn Phú Mỹ Hưng là nơi đến để sinh sống? Trang mạng InterNations đã tiến hành một cuộc khảo sát mang tên Expat Insider. Trong danh sách các quốc gia được nhiều người nước ngoài ưa thích nhất, theo Expat Insider, có Uganda nhờ dân bản địa thân thiện, Costa Rica không xô bồ ồn ào náo nhiệt, Cuba đầy tính cộng đồng và Philippines phong phú cơ sở việc làm, cảnh quan tràn ngập nắng gió nhiệt đới và niềm vui lễ hội. Từng ấy điểm sáng đang hội tụ ở cả Phú Mỹ Hưng!
Trong khu đô thị có một “Liên Hiệp Quốc thu nhỏ" này, tính thân thiện được đánh giá cao. Ông Jose M.Reyes, một cư dân là phi công người Tây Ban Nha làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất, chia sẻ: “Người Việt ở đây sử dụng ngôn ngữ cơ thể và dắt tay chúng tôi đến tận nơi cần đến. Không phải quốc gia nào cũng có sự thân thiện này”. Còn bà Hellina Taimre, một cư dân khác thổ lộ: “Tôi thực sự thích sống ở đây, hàng xóm thân thiện, mật độ không quá đông, có thể đi bộ, đạp xe tới văn phòng và về nhà thuận tiện”.
Ở Phú Mỹ Hưng, cư dân ngoại thấy thân quen với những kiến trúc xưa của Hà Nội, TP.HCM hay Đà Lạt xây dựng từ thời Pháp, nhưng được khéo léo tái tạo một cách tinh tế, giữ được môi trường trong lành và đầy hồn thiên nhiên. Chúng hầu như đã biến mất trong các đồ án quy hoạch đương đại khác ở Việt Nam. Do cũng có chủ ý dung nạp các phong cách sống khác nhau, nên Phú Mỹ Hưng đã mời những kiến trúc sư Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Singapore cùng góp tay sáng tạo từng nét cảnh quan mang nhiều sắc thái dân tộc riêng, điển hình là Sakura Park sẽ hoàn thành năm 2019, khiến cư dân ngoại càng thấy như đang sống ở quê nhà. Tính thân thiết, gợi nhớ còn nằm cả ở tên phố xá mang tiêu chí đa quốc gia như đường Tôn Dật Tiên, Morrison hay Luther King…
Cộng đồng nhân văn cũng là một yếu tố thu hút mạnh không kém. Các tiện ích và dịch vụ ở đây đều được đánh giá là tinh tế và thấm đẫm tinh thần nhân văn cộng đồng, từ những hành lang để thị dân trú mưa dọc phố, xe quét đường, hệ thống xịt muỗi đến gờ giảm tốc, xe tour nội thị… Chuyên gia Ấn Độ Sudeep Bansal trải lòng: “Sống ở quê nhà còn gặp khó khăn huống gì nơi xứ người. Thế nhưng, khi đến Phú Mỹ Hưng thuê nhà cư ngụ, tôi rất hài lòng vì dịch vụ hậu mãi phục vụ quá tốt”. Đô thị này còn hấp dẫn dân Âu, Á… nhờ phong phú những hoạt động cộng đồng mang ý nghĩa thiện nguyện, một nét văn hóa thuần Tây đã thấm sâu vào cá tính của rất nhiều người trong số họ. Cuối cùng, sức hấp dẫn cộng đồng nữa là chỉ đến một nơi, không cần đi nhiều, mà vẫn tiếp thu đầy đủ cách sống, văn hóa, ẩm thực của gần 20 dân tộc và quốc gia trên thế giới.
Về an ninh, Phú Mỹ Hưng không chỉ tự hào về hệ thống bảo vệ nhiều tầng tại từng khu phố với tổng lực lượng lên đến 700 người, mà còn tâm đắc về một điểm khác; đó là khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã đáp ứng đúng nhu cầu an sinh của người nước ngoài, những thị dân rất tôn trọng ý thức cộng đồng, luôn muốn biết mình được làm gì và phải hạn chế thứ gì. Thế nên khi mua nhà, lúc được yêu cầu ký vào bản cam kết giữ nội quy khu phố, họ đặt bút một cách rất mãn nguyện.
Riêng mảng giáo dục và y tế, đô thị này đã khiến các chủ hộ yên tâm khi đưa cả gia đình đến định cư. Bên cạnh ngôi Trường quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS) dành cho học sinh mọi quốc tịch, lãnh sự quán các nước đã xây dựng nhiều cơ sở giáo dục cho con em dân nước mình đến đây sinh sống như trường học Đài Bắc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Chính nhờ ngôi Trường Đinh Thiện Lý mà danh sách cư dân ngoại ở đây được bổ sung nhiều cái tên nước ngoài như thầy giáo John Grainger, Jeremy Fellows. Còn về y tế đã có hàng loạt cơ sở quốc tế uy tín mọc lên, điều trị không thiếu một khoa nào, như Bệnh viện FV, Tâm Đức hay Victoria Healthcare, Maple Healthcare... và tất nhiên lại có thêm những chủ hộ mới là các bác sĩ, y tá đa sắc tộc.
Cơ sở pháp lý thuận lợi cũng là điều kiện làm tăng làn sóng cư dân ngoại quốc chọn Phú Mỹ Hưng làm quê hương thứ hai. Việc cấp thị thực cho người nước ngoài được đổi mới căn bản với nhiều điều kiện dễ dàng hơn. Từ tháng 7.2015 nhà nước mở rộng điều kiện cho họ mua nhà tại Việt Nam, danh sách cư dân ấy càng dài ra. Thực tế, không phải lúc này Phú Mỹ Hưng mới nhắm đến đối tượng khách hàng ngoại, mà ý định đã có ngay từ ban đầu qua việc mời Skidmore, Owings & Merrill S.O.M (Mỹ) đảm nhiệm quy hoạch đô thị. Hai thập niên qua, chủ đầu tư đã làm cho đô thị có đủ tiện ích, đạt các tiêu chuẩn sống chuẩn quốc tế, và giờ đây Phú Mỹ Hưng lại tiếp tục cống hiến không gian sống đẳng cấp cho họ. Nước cờ “đi trước đón đầu”, chuẩn bị mọi thứ chào mời khách ngoại quốc đến sống để thu hút khách bản địa, đang ghi điểm ngoạn mục. Năm 2016, số căn hộ chào bán ở Scenic Valley 2, Midtown đã được người ngoại quốc mua tăng từ 10 - 15%. Riêng với dự án Nam Phúc Le Jardin, hơn 27% các căn hộ đã có chủ ngoại.
Tổng các giá trị sử dụng cao của tổ hợp không gian sống có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân đã khiến Phú Mỹ Hưng trở thành nơi được nhiều người nước ngoài đã chọn là ngôi nhà thứ hai của họ. (còn tiếp)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.