Diễn đàn Tăng trưởng châu Á với chủ đề “Đổi mới để tạo ra thay đổi: Khám phá và truyền cảm hứng” đã khởi động WEF ASEAN năm nay. Với thực tế khoảng 500 triệu nông dân sản xuất nhỏ đang làm ra 80% lương thực, thực phẩm tiêu thụ ở các nước đang phát triển, nhu cầu bức thiết đặt ra là đảm bảo những người nông dân được trang bị công nghệ, kiến thức và kỹ năng thích hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm bền vững. Tại diễn đàn, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của phần lớn các quốc gia ASEAN, không chỉ bảo đảm an ninh lương thực nội khối với dân số 650 triệu người, mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
tin liên quan
Chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0Cũng trong sáng 11.9, GS Klaus Schwab - người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), “cha đẻ” của khái niệm “cách mạng công nghệ 4.0” và là người tiên phong nghiên cứu trào lưu này đã họp báo ra mắt cuốn sách Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại VN. Đây là cuốn sách đã được dịch ra 29 thứ tiếng và bán hơn 1 triệu bản trên toàn thế giới.
Nhấn mạnh đây là một cuộc cách mạng hoàn toàn khác bởi quy mô, sự toàn diện và tốc độ phát triển, GS Schwab cho rằng: quốc gia nào bỏ lỡ chuyến tàu này sẽ thất bại. “Nếu 3 năm trước đây, khi tôi đưa ra khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nói về xe tự lái, blockchain... được coi như khoa học giả tưởng, thì đến nay, tất cả các khái niệm đó đều trở thành sự thật. Cuộc cách mạng này không chỉ thay đổi mô hình kinh doanh, cách doanh nghiệp cạnh tranh mà còn thay đổi các nền kinh tế, các xã hội”, ông Schwab nói.
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh dù trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ nào cũng phải lấy con người làm trung tâm, đừng để trở thành nô lệ của trí tuệ nhân tạo, robot.
Bình luận (0)