Biểu tượng của sự thay đổi
Được mệnh danh là “Quý bà Cực khoái” (The Orgasm Lady), Firliana Purwanti, một nhà hoạt động nhân quyền 39 tuổi ở Jakarta, Indonesia ủng hộ tự do tình dục cho phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức về năng lực của phụ nữ, bất bình đẳng giới và các vấn đề khác thường bị phớt lờ trong xã hội bảo thủ, nặng tính gia trưởng như Indonesia, nơi đàn ông kiểm soát quyền lực ở nhà lẫn nơi làm việc.
|
Tờ The Straits Times cho biết Purwanti tin rằng tình dục sẽ mang lại quyền lực cho phụ nữ và thảo luận công khai chuyện này sẽ giúp phụ nữ bình đẳng với đàn ông. Niềm tin đó không chỉ khiến cô có vẻ “dị thường” so với phụ nữ nói chung ở đất nước của cô mà còn biến cô trở thành biểu tượng của sự thay đổi.
Bằng cách nói lên những quan niệm sai lệch về trinh tiết của phụ nữ, cô hy vọng xé bỏ những định kiến tình dục đối với phụ nữ và thách thức. Cô chỉ trích xã hội Indonesia có xu hướng đánh giá một phụ nữ dựa vào màng trinh của họ.
Cô nói: “Phẩm hạnh của chúng tôi được nhìn nhận qua cái màng trinh của chúng tôi. Chúng tôi phải có quyền quyết định khi nào nói “không” hoặc khi nào đồng tình đối với chuyện quan hệ tình dục. Phụ nữ cũng là con người có dục tính và chúng tôi cũng có khoái cảm”.
tin liên quan
Chị em đi spa giảm béo gói 12 triệu bán 650.000 đồng: Bên trong có gì?Đánh vào tâm lý giảm béo cấp tốc nhưng lại sợ tốn kém của chị em, nhiều spa đã tung ra các voucher giá rẻ để thu hút khách hàng với các hình ảnh quảng cáo lung linh....
Viết sách miêu tả trải nghiệm tình dục
Tên tuổi của Purwanti bỗng dưng nổi như cồn sau cuốn sách của cô viết về trải nghiệm cực khoái của phụ nữ trong tình dục. Cuốn sách có tựa đề The ‘O’ Project, được phát hành năm 2010. Cuốn sách bán rất chạy và trở thành cuốn sách về nữ quyền ăn khách nhất ở Indonesia.
|
The ‘O’ Project mô tả trải nghiệm tình dục của 16 phụ nữ Indonesia. Purwanti khẳng định nội dung cuốn sách không ‘mang tính khiêu dâm hay nói chuyện tình dục một cách rẻ tiền”. Ngược lại, cô xem cuốn sách là cách mới mẻ và thú vị để thảo luận các vấn đề về nữ quyền trong xã hội.
Cuốn sách cũng là điểm cao trào của những đấu tranh bên trong Purwanti trước các nhất quan niệm xã hội và đạo Hồi vốn kỳ vọng phụ nữ phải là ‘gái ngoan’, tức phải giữ trinh tiết cho đến lúc kết hôn.
“Lòng tự trọng của chúng tôi bị chi phối bởi xã hội và dựa vào cái màng trinh như là một chỉ dấu tiêu biểu... Điều này thật sai lầm và quá bất công. Trong khi đó, nam giới làm chuyện đó lần đầu tiên và đánh mất sự trong trắng lại được xem là chuyện bình thường”, cô nói.
Purwanti đang viết một cuốn sách tiếp theo về các vấn đề tình dục và chính trị, nghi thức cắt bỏ âm vật của phụ nữ và nạn tảo hôn.
Được nuôi dưỡng trong một gia đình trung lưu và theo đạo Hồi ở Jakarta, Purwanti cho biết cô và hai chị gái dự các lớp học tôn giáo từ lúc còn nhỏ nhưng giáo dục tình dục chưa bao giờ được dạy ở nhà lẫn ở trường.
Cô đã từ mày mò đọc các sách viết về nữ quyền và bình đẳng giới rồi sau đó kết luận rằng vấn đề trinh tiết đã bị thổi phồng. Đó là lý do tại sao cô sẵn sàng “trao trinh tiết” cho bạn trai vào năm cô 21 tuổi.
“Tôi thích chuyện đó! Tại sao tôi lại không làm chuyện đó sớm hơn nhỉ”, cô nói và cười vang.
Giấc mơ chính trị
Tuy nhiên, cô phải giấu kín gia đình về đời sống tình dục của mình. Cô nhớ có lần cô phải nói dối mẹ cô rằng cô đang làm tình nguyện viên giúp đỡ các bệnh nhân Aids khi bà ấy phát hiện bao cao su trong ngăn kéo ở phòng ngủ của cô.
“Tại sao phụ nữ lại không hưởng thụ tình dục khi họ nghĩ rằng họ sẵn sàng? Phải mất nhiều năm để tôi đi đến quyết định đó vì những giằng xé về đạo đức khiến tôi do dự”, cô nói.
Kể từ đó, Purwanti trải qua hơn 10 mối quan hệ tình cảm trước khi lập gia đình ở độ tuổi 30 với một người Indonesia theo đạo Hồi. Tuy nhiên, cô đã li dị với người này vào hồi đầu năm nay.
Cô thừa nhận: “Khi bạn càng có quyền lực, bạn càng khó duy trì hôn nhân... Khi người bạn đời không quan tâm gì đến hạnh phúc hay khoái cảm của bạn, sự tồn tại của bạn với tư cách là một con người bị chối bỏ”.
tin liên quan
Chị em nhớ kỹ: Chồng có BHXH, vợ sinh con vẫn được lãnh tiền thai sảnDù vợ không có bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng người chồng có mua thì khi vợ sinh con thì chồng được chế độ thai sản đã được quy định trong luật.
Purwanti nhận thấy rằng có rất ít phụ nữ tham gia chính trường ở Indonesia vì chồng của họ không tán thành họ theo đuổi sự nghiệp chính trị. Cô xem đây là một sự phân biệt đối xử, chẳng khác gì hành động... cưỡng hiếp.
“Mất cân bằng quyền lực cũng giống như cưỡng hiếp. Cưỡng hiếp tức là ai đó cảm thấy họ ở vị thế cao hơn và áp đặt ý chí của mình lên người ở vị thế thấp kém hơn”, cô giải thích.
Purwanti đang có kế hoạch tham gia tranh cử vào các vị trí trong bộ máy chính quyền trong tương lai để cô có thể thúc đẩy quyền lợi của phụ nữ, phá bỏ những định kiến giới tính và thay đổi những quan niệm bấy lâu nay về địa vị truyền thống của phụ nữ.
Kể từ khi gia nhập đảng Dân chủ của cựu tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono vào năm 2009, cô đã hỗ trợ đánh giá các chính sách về các vấn đề giới tính cũng như thuyết giảng cho các nữ chính trị gia về sự phát triển của phụ nữ.
Bình luận (0)