Học sinh xét tuyển bằng học bạ |
Đ.N.T |
Điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp sẽ bao gồm: 70% điểm thi THPT và 30% điểm trung bình lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp sẽ được lấy đến 2 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
Việc tính 30% điểm trung bình môn năm lớp 12 trong cách tính điểm tốt nghiệp THPT hiện nay có đảm bảo công bằng, hợp lý không khi mà điểm học bạ luôn cao hơn điểm thi khi đối sánh giữa hai loại điểm này. Cụ thể năm 2021, điểm thi trung bình là 4,971, trong khi đó điểm trung bình học bạ là 7,659 (chênh 2,689). Vì sao có sự chênh lệch như vậy?
Ở các trường THPT việc đánh giá học sinh (HS) được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2020/TT- BGDĐT. Trong đó, kiểm tra, đánh giá thường xuyên (ít nhất là 3 đầu điểm) được thực hiện thông qua: hỏi - đáp; viết ngắn; thuyết trình; thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể. Kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm: kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và kiểm tra, đánh giá cuối kỳ (bốn đầu điểm/năm). Loại hình kiểm tra, đánh giá này cũng được đa dạng hóa thông qua bài kiểm tra, bài thực hành, dự án học tập.
Việc kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông gồm có nhiều hình thức với nhiều đầu điểm, do vậy HS có nhiều cơ hội để đạt điểm cao trong kiểm tra. Trong khi đó, điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ có một hình thức duy nhất là trắc nghiệm (trừ môn ngữ văn) và chỉ tính một đầu điểm trên môn thi/tổ hợp ngoài ra kỳ thi tốt nghiệp THPT còn cạnh tranh nhau vào đại học nên tính nghiêm túc, khách quan, công bằng được đặt lên hàng đầu, đánh giá chất lượng dạy học thực chất nên cơ hội để đạt điểm số cao là chỉ dành cho số ít.
Ngoài ra cũng phải thừa nhận là thầy cô ở trường phổ thông cũng còn “nhẹ tay” trong kiểm tra đánh giá với HS của mình, luôn tạo cơ hội cho HS có điểm cao. Bộ GD-ĐT đã và đang thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục, việc đổi mới chương trình 2018 phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử trong đó có đổi quy chế xét tốt nghiệp THPT hằng năm.
Bình luận (0)