Theo đó, các công việc gồm: chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, giám sát hoạt động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ LĐ-TB-XH ban hành; thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ.
Làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 m trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm; công việc trên sông, trên biển, trên mặt nước, trên các nhà giàn, lặn, giám thị lặn; công việc tiếp xúc bức xạ ion hóa, phóng xạ, hạt nhân; vận hành máy soi, chiếu, chụp có sử dụng bức xạ hạt nhân, điện từ trường; các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại, xử lý nước thải, rác thải, thông tắc cống; trực tiếp vận hành máy bơm xăng, dầu, khí hóa lỏng, bán buôn, bán lẻ xăng dầu…
Ngoài lĩnh vực công nghiệp nặng, một số ngành nghề cũng được đưa vào danh mục, gồm: khám, chữa bệnh, chăm sóc người khuyết tật, người bệnh, giải phẫu bệnh, giám định pháp y, xét nghiệm vi sinh vật, các công việc trong lĩnh vực dược phẩm; kiểm nghiệm, sản xuất thuốc thú y; giữ giống bảo tồn gien, chủng vi sinh vật, ký sinh trùng, diệt khuẩn, khử trùng môi trường; kiểm định thực phẩm, khử trùng; trực tiếp giết mổ động vật, chăm sóc, chăn nuôi các động vật lớn trong cơ sở sản xuất kinh doanh; nuôi huấn luyện chó nghiệp vụ, các loại thú dữ, rắn, cá sấu và tiêu hủy các động vật dịch; trực tiếp vận hành sản xuất, chế biến bia, rượu, nước giải khát, thuốc lá, dầu ăn, bánh kẹo, sữa; diễn viên xiếc, xiếc thú, vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên thể dục, thể thao chuyên nghiệp…
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động làm công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm rà soát, lập danh sách, tổ chức huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động theo quy định pháp luật.
Bình luận (0)