(TNO) Sáng 29.8, tại TP.Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia về dự thảo Luật Quy hoạch để trình Chính phủ trước khi Quốc hội thông qua.
|
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, thống kê cho thấy trong thời kỳ 2011 - 2020 cả nước có 19.837 quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, trị trấn, xã, phường với tổng kinh phí để lập quy hoạch lên đến gần 10.000 tỉ đồng.
Công tác quy hoạch được đánh giá đã đáp ứng nhu cầu quản lý theo phân cấp của các bộ, ngành và địa phương; quy hoạch làm căn cứ để định hướng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...
Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất hiện nay, theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư là chúng ta đang lập quá nhiều quy hoạch, nhưng chúng không đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu sự liên kết và còn nhiều chồng lấn, mâu thuẫn.
Bên cạnh đó, chất lượng và hiệu lực quy hoạch thấp, điều chỉnh bổ sung nhiều và không gắn với nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực thực hiện quy hoạch dẫn đến quy hoạch kém hiệu quả và không khả thi.
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, điều đáng quan ngại là sự tồn tại việc tổ chức lập và thực hiện quy hoạch bị buông lỏng, chưa kịp thời, thiếu kiên quyết. Đặc biệt, việc quản lý quy hoạch do nhiều cơ quan quản lý, không đảm bảo tính tập trung.
Ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), cho biết dự thảo Luật Quy hoạch lần này sẽ tạo cơ chế thẩm định độc lập, tập trung, do một đầu mối chịu trách nhiệm; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó coi trọng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch cũng như xử lý nghiêm các vi phạm về quy hoạch...
Tin, ảnh: Hữu Trà
>> Hạ tầng cảng biển Việt Nam thiếu đồng bộ
>> Nhếch nhác giao thông Sài Gòn: Thiếu tầm, thiếu tiền, thiếu đồng bộ
>> Bộ Công thương tiếp tục rà soát quy hoạch thủy điện
>> Nghịch lý quy hoạch
>> Quy hoạch và lãng phí
Bình luận (0)