Quyết định, được Thống đốc Tokyo mô tả là "đau lòng", có nghĩa là Olympic năm nay sẽ là lần đầu tiên diễn ra phần lớn sau những cánh cửa đóng kín và là một đòn khác đối với các nhà tổ chức, khi họ cố gắng tạo động lực cho sự kiện. Khi Olympic và Paralympic bị hoãn vào năm ngoái vì Covid-19, đã có tin đồn rằng chúng sẽ được tổ chức như một bằng chứng cả thế giới đã vượt qua được đại dịch. Nhưng giọng điệu hân hoan đó đã nhường chỗ cho thực tế khắc nghiệt là các đợt lây nhiễm mới và các biến thể dễ lây lan hơn, trong đó có chủng Delta, đã khiến các quan chức ở Nhật Bản lo ngại.
|
Nhật Bản đã chứng kiến một đợt bùng phát Covid-19 tương đối nhỏ, nhưng việc tiêm chủng ở nước này vẫn khá chậm khi cho đến nay chỉ có khoảng 15% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Với tình trạng lây nhiễm gia tăng ở thủ đô, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 9.7 thông báo Tokyo sẽ được đặt trong tình trạng khẩn cấp về Covid-19 từ ngày 12.7 đến ngày 22.8.
Biện pháp tại Tokyo được cho là nới lỏng hơn đáng kể so với việc cấm cửa được thấy ở những địa phương khác, phần lớn hạn chế việc bán rượu, rút ngắn giờ mở cửa của các nhà hàng và giới hạn lượng người tham dự sự kiện ở mức 5.000 người. Nhưng nó báo hiệu mối quan tâm ngày càng tăng về tỉ lệ nhiễm trùng hiện tại và dường như đã gây áp lực lên các nhà tổ chức Olympic, những người đã hy vọng có tới 10.000 người hâm mộ địa phương tại các địa điểm sau khi cấm khán giả nước ngoài.
|
Các nhà tổ chức sự kiện đã họp vào tối 9.7 với các quan chức nước chủ nhà cũng như các trưởng đoàn Olympic và Paralympic để đưa ra điều mà người đứng đầu Tokyo 2020 Seiko Hashimoto gọi là một "quyết định rất khó khăn". Nữ quan chức cho biết khán giả sẽ bị cấm đến các địa điểm ở Tokyo và 3 khu vực xung quanh, nơi chiếm phần lớn việc tổ chức các sự kiện Olympic. Các quy tắc ở các khu vực khác sẽ thay đổi, với số lượng khán giả giới hạn được phép ở một số khu vực.
"Tôi cảm thấy đau lòng về quyết định này. Nhưng xin vui lòng xem Olympic ở nhà với gia đình của bạn một cách an toàn và chắc chắn", Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nói với các phóng viên. Trong khi đó, bà Hashimoto cho biết: "Tôi rất xin lỗi khi khiến nhiều người thất vọng, nhưng để ngăn chặn sự lây lan của vi rút, đây là sự lựa chọn duy nhất có sẵn để chúng tôi thực hiện".
|
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), trong một tuyên bố chung với Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC), cho biết họ tôn trọng quyết định và "ủng hộ quyết định này vì lợi ích của Thế vận hội an toàn cho mọi người". Tất cả các bên (bao gồm các nhà tổ chức địa phương, chính phủ Nhật Bản và chính quyền thủ đô Tokyo) đều tỏ ra vô cùng tiếc nuối cho các VĐV và khán giả khi biện pháp này đã phải được thực hiện. Các nhà tổ chức cho biết quyết định về khán giả tại Paralympic, khai mạc vào ngày 24.8, sẽ không được đưa ra sau khi Olympic kết thúc.
Chủ tịch IOC Thomas Bach, người đã đến Nhật Bản trước đó, cho biết ông sẽ "ủng hộ bất kỳ biện pháp nào cần thiết để có một Olympic và Paralympic an toàn và đảm bảo cho người dân Nhật Bản cùng tất cả những người tham gia. Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ là Jill Biden dự định sẽ tham dự Olympic, nhưng lệnh cấm đã gây nghi ngờ cho chuyến đi của bà khi đang "đánh giá tính khả thi" của việc dự khán. Cho đến nay, Nhật Bản đã ghi nhận khoảng 14.900 trường hợp tử vong, mặc dù đã tránh được các biện pháp ngăn chặn khắc nghiệt, nhưng chính phủ đã bị chỉ trích vì chậm chạp trong chương trình tiêm chủng.
Bình luận (0)