• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Ra mắt tự truyện của vị tướng cận vệ của Bác Hồ

03/11/2017 10:21 GMT+7

Kể lại cuộc đời mình trong cuốn sách “Hồi ký Trần Kinh Chi”, Thiếu tướng Trần Kinh Chi mong muốn cung cấp thêm những tư liệu, góc nhìn về những sự kiện lịch sử của đất nước qua lăng kính của một người trong cuộc.

 

Thiếu tướng Trần Kinh Chi, tên thật là Nguyễn Văn Hợp đến với cách mạng từ những năm mười tám đôi mươi. Ông gắn bó cuộc đời với lý tưởng cách mạng. Đặc biệt, ông có vinh dự trở thành cận vệ của Bác Hồ trong nhiều chuyến công tác của Người. Niềm vinh dự này cùng với cuộc đời hoạt động cách mạng được Thiếu tướng Trần Kinh Chi chia sẻ một cách chân thực và sinh động trong “Hồi ký Trần Kinh Chi” do nhà báo Đào Trung Uyên chấp bút.

Cuốn hồi ký ghi lại những diễn biến trong cuộc đời của Thiếu tướng Trần Kinh Chi từ thuở ấu thơ hồn nhiên đến nay - khi đã ở tuổi 90 chân yếu, mắt lòa. Cuốn hồi ký cung cấp thêm những tư liệu, góc nhìn về những sự kiện lịch sử của đất nước qua lăng kính của một người trong cuộc. Các sự kiện lịch sử này vốn được đề cập trong nhiều tư liệu song không phải khía cạnh nào, góc khuất nào cũng được sử sách ghi chép.

 

Hoi ky Tran Kinh Chi 1

 

Tác giả đã nỗ lực kể lại chuyện đời mình một cách cụ thể, tỉ mỉ, chính xác hết sức có thể dựa theo những gì ký ức còn lưu giữ với thái độ trung thực, khách quan nhất với kỳ vọng thế hệ trẻ nói chung có thể tiếp thu được những bài học giá trị để thêm chủ động, tự tin khi lựa chọn thái độ sống, làm việc và cống hiến cho đời, bớt vấp phải những sai lầm đáng tiếc.

Trong cuốn hồi ký của mình, Thiếu tướng Trần Kinh Chi dành nhiều tình cảm cho Bác Hồ. Tháng 1-1951, Thiếu tướng Trần Kinh Chi nhận được nhiệm vụ quan trọng: bảo vệ Bác Hồ trong sáu ngày Bác đi làm việc với các đơn vị bộ đội. Chuyến công tác Việt Bắc sáu ngày với Bác đã trở thành “ký ức vô cùng đẹp đẽ, đặc biệt” trong lòng Trần Kinh Chi. Bởi từ chuyến công tác này, ông đã học được ở Bác những bài học về lối sống, lý tưởng cách mạng, đạo đức của người chiến sĩ một cách sinh động.

 

Hoi ky Tran Kinh Chi 4 Large

 

 Đặc biệt, cũng trong cuốn hồi ký này, Thiếu tướng Trần Kinh Chi đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hấp dẫn mà hầu như từ trước tới nay rất ít tài liệu nhắc đến. Bởi lẽ, những thông tin này không phải ai cũng được biết. Sở dĩ Thiếu tướng Trần Kinh Chi có được là do đặc thù công việc của ông lúc đó trên cương vị là Cục trưởng Cục Bảo vệ quân đội.

“Hồi ký Trần Kinh Chi” được viết giản dị, gần gũi; thông qua câu chuyện về cuộc đời của mình, Thiếu tướng Trần Kinh Chi mong muốn gửi gắm tới bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ thông điệp: “Ngay cả trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất, tôi cũng không bao giờ bất mãn, bỏ cuộc, xao lãng công việc. Thay vì để nghịch cảnh quật ngã mình, tôi quyết tâm làm việc chăm chỉ hơn, hiệu quả hơn để không hổ thẹn với chính bản thân. Thay vì mơ mộng có một sự nghiệp luôn “thuận buồm xuôi gió”, người trẻ hãy chuẩn bị tinh thần cho những kịch bản xấu nhất và xác định rõ thái độ cần có để nâng cao giá trị bản thân”.  

Top
Top