Cả hai nước này đi theo lối riêng để tới trước thỏa thuận tương tự giữa EU với ASEAN và từng thành viên khác của ASEAN. Cái lợi từ đó đều nhãn tiền với cả hai. Singapore là đối tác thương mại lớn nhất của EU ở Đông Nam Á và EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Singapore sau Malaysia. Singapore ý thức được rằng EU đang thúc đẩy đàm phán mậu dịch tự do với một số quốc gia khác trong khu vực như Malaysia và Việt Nam cũng như sẽ khởi động tiến trình với Nhật Bản và đặc biệt là với cả khối ASEAN. Cho nên đi trước được càng sớm thì càng được hời và có vị thế càng thuận lợi.
Đối với EU cũng tương tự như vậy. Giống như Hàn Quốc ở Đông Bắc Á, Singapore ở Đông Nam Á và trong ASEAN có tác dụng khai thông và cú hích quan trọng để EU tiếp cận thị trường toàn khu vực. Cả hai hành xử theo phương châm “riêng trước, chung sau”. Với họ, “làm chung cho cả khu vực” hiện chưa khả thi trong khi “làm riêng” đem lại lợi ích thiết thực cũng như có tác dụng gây áp lực tới các đối tác khác để đi tới khu vực mậu dịch tự do đa phương với EU. Khủng hoảng kinh tế khiến nhu cầu của EU về mậu dịch tự do với các đối tác trở nên cấp thiết hơn. Trong thời buổi khó khăn đòi hỏi càng phải thức thời và thực dụng.
Thảo Nguyên
>> Người Singapore ít biểu lộ cảm xúc nhất?
>> EU đạt thỏa thuận về giám sát ngân hàng
>> EU bế tắc về ngân sách chung
>> Các quốc gia EU sẽ “thanh lý” vũ khí qua mạng
>> EU - Trung Quốc căng thẳng vì pin quang điện
Bình luận (0)