Một trong những vấn đề của tàu lặn biển sâu, cho dù trong trường hợp có người điều khiển hay vận hành từ xa, là phải đối phó với áp lực lớn có liên quan. Vỏ tàu lặn phải được thiết kế và chế tạo sao cho có khả năng chịu được áp lực nghiền ở những nơi sâu nhất của đại dương. Tuy nhiên đây là cách làm rất tốn kém. Trong nỗ lực mới, nhóm các nhà nghiên cứu đã thực hiện cách tiếp cận khác cho vấn đề, đó là chế tạo loại robot mô phỏng cá thân mềm.
Các nghiên cứu trước đây, robot mềm có thể được chế tạo từ những vật liệu dẻo như silicon và các loại polymer khác. Trong thử nghiệm mới, nhóm nghiên cứu đã sử dụng polymer mềm để làm ra loại robot có hình dạng giống một loài cá thân mềm, có thể bơi bằng cách đập “cánh” giống như một con cá đuối. Cánh của robot mới vỗ được nhờ vào một tổ hợp cơ chế hoạt động giống như phần cơ của cơ thể. Dòng điện tác động sẽ buộc phần cơ này co lại, kéo hai cánh của robot lên. Khi giãn dòng điện, hai cánh của robot sẽ trở về trạng thái thư giãn tự nhiên.
Nhóm nghiên cứu cũng khắc phục vấn đề mà những người khác gặp phải trước đây, đó là việc thêm thiết bị điện tử để điều khiển robot. Họ phát hiện áp dụng mô phỏng kiến trúc xương của loài cá thuộc họ cá nòng nọc (snailfish), sống ở độ sâu 6.500 - 7.500 mét dưới đáy biển, cho robot mới thực sự hoạt động hiệu quả. Thay vì cố gắng gói các thiết bị điện tử thành gói nhỏ nhất có thể, nhóm nghiên cứu đã tách chúng ra và nhúng vào silicon. Điều này giúp giảm căng thẳng đáng kể trên các thành phần.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm robot mới trước tiên ở trong phòng thí nghiệm, sau đó tại một hồ nước sâu gần đó, tiếp theo là ở dưới biển. Họ thành công ở tất cả các độ sâu và áp suất thủy tĩnh đã thử nghiệm. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu nối robot với một tàu lặn truyền thống để đưa nó xuống độ sâu của rãnh Mariana và thấy nó đập cánh liên tục và bơi rất tốt ở dưới đó, sau khi được kích hoạt với điện áp xoay chiều trên tàu ở tần số phù hợp.
Hai nhà nghiên cứu Cecilia Laschi và Marcello Calisti cùng với Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Lincoln (Mỹ) đã xuất bản bài báo mô tả cụ thể đặc điểm, các khả năng của robot mềm, cùng với công việc của nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc trên tạp chí Nature.
Bình luận (0)