Từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm đến bánh mứt, dưa hành, củ kiệu hay hàng điện máy, hàng gia dụng… đều không thiếu món gì. Thậm chí, nhiều cửa hàng, công ty còn đưa ra các chương trình lì xì dịp tết để khuyến khích khách hàng đặt mua qua mạng.
Chị Ngân, một khách hàng tại Q.1, TP.HCM, cho biết đã đặt mua online khá nhiều hàng hóa cho mùa tết năm nay như 1 cặp bánh tét xuất xứ Bến Tre, mứt dừa, mứt bưởi, mứt me đều đặt qua người quen đang làm bán. Thậm chí, chị còn đặt trước cả gà cúng tất niên, mực khô, tôm khô và hoa lys đến ngày 27 tháng chạp mới lấy. Theo chị Ngân, giá nhiều loại hàng vẫn như ngày thường. Tuy nhiên, mua thực phẩm thì lựa chọn người quen hoặc nhờ bạn bè giới thiệu chỗ uy tín. “Giờ không lo những ngày sát tết phải ra chợ chen chúc từ tờ mờ sáng mà giá còn tăng cao hơn nhiều. Mọi thứ bây giờ có trên mạng nên người nội trợ đỡ vất vả hơn”, chị Ngân tâm sự.
tin liên quan
Nghẹt thở mua sắm ngày cuối năm trong siêu thị, phố cổ Hà Nội20 - 30% so với mua trực tiếp ở cửa hàng. Các chương trình “Flash Sale” - giờ vàng giá sốc hằng ngày trên các chợ điện tử cũng đang tập trung vào các sản phẩm cho mùa tết, gồm các loại bánh kẹo, mứt, bia và nước ngọt.
Qua phân tích trên 3,5 triệu giao dịch trực tuyến được tập hợp từ các nhà cung cấp thương mại lớn ở Singapore, Đài Loan và VN, Công ty nghiên cứu thị trường Criteo cho biết giai đoạn sắm tết online cao điểm của người Việt rơi vào khoảng ngày 6 đến 23 tháng chạp. Trong đó, mặt hàng thời trang và thực phẩm có sự tăng trưởng về doanh thu lớn nhất, lần lượt là 86% và 51%. Kết quả phân tích cũng cho thấy tết năm trước, tăng trưởng doanh thu mùa tết trên ứng dụng di động là cao nhất so với website trên máy tính và điện thoại. Đơn cử như mặt hàng quần áo, tăng trưởng doanh thu từ ngày 6 đến 23 tháng chạp trên ứng dụng di động là 73%. Trong khi đó, tăng trưởng trên website máy tính và điện thoại lần lượt là 60% và 64%.
Bình luận (0)