Rồng 'phản diện' hay 'chính diện' trong văn hóa?

Khánh Như
Khánh Như
09/02/2024 06:46 GMT+7

Dù không phải là loài bò sát có thật, rồng vẫn xuất hiện ở nhiều nền văn hóa trong dòng chảy lịch sử thế giới.

Tuy nhiên, không phải mọi con rồng đều giống nhau. Mỗi nền văn hóa có cách nhìn riêng cũng như cách diễn giải khác biệt về giá trị và hình tượng của loài vật này.

Rồng châu Âu "phản diện"?

Rồng ở châu Âu thời Trung cổ thường được khắc họa với hình tượng giống thằn lằn biết phun lửa với thân hình khỏe mạnh, đôi cánh giống dơi và có sừng.

Loài vật này thường được coi là những sinh vật xấu xa. Những câu chuyện dân gian thường kể về một anh hùng dũng cảm giết chết rồng để giải cứu người dân. Tuy nhiên, ngay cả giữa các văn hóa ở châu Âu, hình dung về loài rồng vẫn khác nhau đáng kể, theo trang The Collector.

Bên thần bên quái: Rồng phương Đông khác gì rồng phương Tây?

Trong tiếng Hy Lạp cổ, từ "rồng" cũng có thể có nghĩa là rắn. Từ vô số huyền thoại, những con rắn này có kích cỡ rất lớn và sở hữu sức mạnh siêu nhiên. Vì vậy, đánh bại chúng là sự khẳng định bản lĩnh "anh hùng" và khả năng "thần thánh" của con người.

Trong thần thoại La Mã, vị anh hùng Heracles (hay Hercules) đã được giao 12 nhiệm vụ gian khổ, trong đó có giết chết con rắn 7 đầu Hydra. Mặc dù sở hữu sức mạnh siêu phàm, Heracles vẫn phải nhờ đến sự giúp sức của cháu trai mới hoàn thành được trọng trách này, bởi bất cứ khi nào Heracles đánh 1 trong những cái đầu của Hydra, 2 cái đầu khác sẽ mọc lên tại đúng chỗ đó.

Rồng 'phản diện' hay 'chính diện' trong văn hóa?- Ảnh 1.

Minh họa rồng nhiều đầu Hydra

CHỤP MÀN HÌNH MYTHOLOGY SOURCE

Những chiến công của Heracles sau đó đã vang dội khắp 4 phương, mang ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người thời xưa.

Ngoài việc là chất liệu của truyền thuyết anh hùng, người La Mã còn coi rồng là động vật tự nhiên. Đơn cử như khi viết Naturalis Historia, nhà văn và nhà tự nhiên học người La Mã Pliny the Elder đã viết về rồng cùng với voi. Theo tác giả này, rồng và voi đều có nguồn gốc từ Ấn Độ và là kẻ thù không đội trời chung của nhau.

Còn trong truyền thuyết Bắc Âu "Wyrm" là từ tiếng Anh cổ để chỉ một con rồng tương tự cả về từ nguyên lẫn hình dáng bên ngoài với Old Norse Ormr (một con rắn khổng lồ). Theo đó, điểm chung của tất cả là chúng không phun ra lửa mà thở ra chất độc.

Văn hóa Trung Mỹ có một vị thần tên là Quetzalcóatl, có nghĩa là "con rắn có lông". Vị thần giống rồng này đóng một vai trò nổi bật trong niềm tin tâm linh của họ và được cho là đã đóng vai trò cơ bản trong việc tạo ra loài người, theo trang IFL Science.

4 ‘con rồng’ đi vào kỷ lục hóa thạch

Rồng phương Đông mang lại may mắn

Trong khi rồng bị phương Tây cho là điềm rủi, văn hóa phương Đông xem đây là biểu tượng gắn liền với vận may, theo trang IFL Science.

Người Trung Quốc quan niệm rồng là loại vật sẽ ban tặng may mắn và tiền tài. Hơn nữa, dưới thời nhà Minh (1368-1644), các học giả đã ca ngợi các đặc tính chữa bệnh của "xương rồng", điều mà giới nghiên cứu nói có thể là "xương khủng long", theo The Collector.

Rồng 'phản diện' hay 'chính diện' trong văn hóa?- Ảnh 2.

Hình ảnh con rồng được Vua Càn Long, vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất lịch sử Trung Quốc, đưa vào áo bào

WIKIPEDIA

Nhiều người tin rằng để sử dụng "xương rồng" làm thuốc đúng cách, các danh y phải biết những gì con rồng thích và không thích. Vì vậy, trong bản tóm lược trí tuệ y học của mình, nhà thảo mộc học Lý Thời Trân đã dựa trên niềm tin vào lúc đó về đặc tính chữa bệnh của xương rồng. Nhờ vậy, ông đã tạo ra một bức chân dung rất chi tiết về rồng Trung Quốc. Ông tuyên bố rằng rồng được sinh ra từ một quả trứng, thích ngọc nhưng sợ sắt, ăn thịt chim én và có thể đốt cháy cả nước bằng hơi thở rực lửa.


Rồng 'phản diện' hay 'chính diện' trong văn hóa?- Ảnh 3.

Tượng rồng tại chùa Kiyomizu-dera (TP.Kyoto, Nhật Bản)

CHỤP MÀN HÌNH

Vì rồng được tôn sùng như những sinh vật mạnh mẽ có thể điều khiển các hiện tượng tự nhiên như mưa và bão. Từ triều đại nhà Hán đến nhà Thanh, các hoàng đế Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết với rồng, thậm chí một số vị vua còn tự xưng là hóa thân của một con rồng.

Theo trang Traditional Kyodo, hình tượng rồng Nhật Bản chịu sự ảnh hưởng khá lớn từ Trung Quốc. Đối với người Nhật Bản, đây được xem là một sinh vật linh thiêng có thể mang lại may mắn và tiền tài. Do đó, tranh, ảnh, và các bản điêu khắc hình rồng xuất hiện ở khắp các di tích, đền đài và chùa chiền. Biểu tượng cũng thường góp mặt trong các nghi lễ cầu nguyện cho sự thành công và thịnh vượng.

Những con “rồng” nào vẫn còn đó ngoài đời thực?

Rồng Nhật Bản thường được miêu tả với hình dạng của một con rắn có cánh, 4 chân và vảy. Ngoài ra, người Nhật Bản quan niệm rồng được coi là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực bởi đây là "sinh vật mạnh mẽ nhất trong thế giới tự nhiên" vì có thể bay, bơi và đi bằng chân. Nhiều người cũng tin rằng rồng là loài vật khôn ngoan và là đại diện cho trí tuệ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.