Theo PGS-TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), bàn tay chứa nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh gây dịch như viêm phổi, tay chân miệng, cúm, tiêu chảy…
tin liên quan
Cảnh báo tai biến nguy hiểm do bệnh tay chân miệngThực hiện rửa tay sạch với xà phòng có thể giảm 50% các ca mắc tiêu chảy cho trẻ nhỏ, giảm 25% các ca nhiễm khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi; giảm 15% các trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và giảm nguy cơ mắc các bệnh gây dịch và gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ như tay chân miệng, cúm.
Cùng ngày, Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương TP.HCM phát động rửa tay năm 2018 với chủ đề: Đề phòng nhiễm trùng huyết liên quan đến chăm sóc tại cơ sở y tế. Bác sĩ Lê Văn Tuân, Trưởng văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại TP.HCM, cho biết ước tính hằng năm trên thế giới nhiễm trùng huyết đã tác động lên hơn 30 triệu bệnh nhân và gây tử vong khoảng 6 triệu người. Nhiễm trùng huyết liên quan đến chăm sóc y tế và nhiễm trùng mắc phải trong quá trình điều trị thường hay xảy ra.
Điều này có thể ngăn ngừa và cứu được hàng triệu sinh mạng, trong đó bàn tay nhân viên y tế là trung gian truyền bệnh được y văn nói đến.
Do vậy, rửa tay tại cơ sở y tế ở 5 thời điểm (trước khám, trước mổ và sau khám, sau mổ - tiếp xúc bệnh nhân, phơi nhiễm) sẽ giảm 50% số ca nhiễm trùng. Dụng cụ và môi trường sạch, nước sạch và vệ sinh, thực hiện chương trình phòng chống nhiễm khuẩn sẽ giảm 30% số nhiễm trùng.
Bình luận (0)