Theo đó, khu vực rừng cổ thụ bị phá vừa bị phát hiện nằm cách trung tâm xã Đăk Pling khoảng 15 km. Nhiều người dân ở khu vực này cho biết "lâm tặc" chặt hạ gỗ trái phép, gom lại và tẩu tán đi các nơi khi có cơ hội.
tin liên quan
Bạch Đình Kế, kẻ cầm đầu vụ 'đầu độc' 10ha rừng thông bị bắt
Để vào được khu vực "lâm tặc" tàn phá rừng phải mất hơn 4 giờ đồng hồ, trong đó phần nhiều là đi bộ. Vào sâu trong rừng già, PV Thanh Niên nghe thấy nhiều tiếng cưa đốn gỗ inh ỏi một vùng. Tại hiện trường, nhiều gốc gỗ khô đã bị đốn hạ từ trước, mà theo người dẫn đường, đó là những cây gỗ quý.
Nhiều cây gỗ cổ thụ đường kính khoảng từ 60 - 80 cm bị đốn hạ trái phép. "Lâm tặc" đã tiến hành xẻ thành hộp để tiện cho việc vận chuyển ra bên ngoài cho xe trâu hoặc xe độ kéo về bãi tập kết. Chỉ trong một khoảnh rừng, hàng chục cây gỗ cổ thụ đã bị đốn hạ với dấu vết còn khá mới. Tại hiện trường, cành nhánh, các phách gỗ, hộp gỗ nằm rải rác, vương vãi khắp nơi. Ước tính hơn cả trăm cây gỗ đường kính khá lớn đã bị đốn hạ trái phép.
Điều đáng nói là tại các xã đều có kiểm lâm viên và lực lượng chức năng, nhưng không hiểu vì lý do gì, "lâm tặc" lại lộng hành trong vùng rừng này.
Cũng trong tháng 6 vừa qua, UBND xã Sơ Ró, H.Kon Chro (Gia Lai) đã bắt 2 vụ gỗ đang tập kết trong rừng với khối lượng gần 5 m3. Hiện số gỗ này đã bàn giao cho Hạt Kiểm lâm Kon Chro để xử lý theo quy định.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Hùng Anh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm H.Kon Chro cho biết: “Gỗ bị chặt hạ trái phép nằm trong vùng rừng giáp ranh. Lực lượng kiểm lâm đang cử lực lượng vào đến nơi để xác định rõ và có báo cáo với lãnh đạo huyện, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm để điều tra làm rõ vụ việc.
Đối với số gỗ ở xã Sơ Ró, chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan chức năng tìm kiếm nhưng chưa ra gốc gỗ. Có khi lâm tặc khai thác nơi khác và tập kết về”.
Bình luận (0)