Trang tổng hợp tin tức uy tín Mỹ Listverse đăng tải 8 giai thoại và phong tục mừng năm mới kỳ dị của người xưa.
1. Nemontemi và Quahuitlehua (Aztec)
|
Người Aztec rất coi trọng những ngày cuối năm cũ và đầu năm mới. Họ gọi 5 ngày cuối cùng của năm cũ là Nemontemi và xem đây là thời gian rất xui xẻo và nguy hiểm.
Mọi người thường ở trong nhà, tránh giao tiếp và giữ im lặng để tránh gây sự chú ý đối với những điều xui xẻo.
Quahuitlehua là thời gian tiếp ngay sau 5 ngày kể trên và cũng là thời điểm bắt đầu của năm mới.
Và để đảm bảo là thần mưa sẽ quay lại để giúp tưới tiêu cho mùa màng, rất nhiều trẻ em đã bị quăng xuống sông cho chết đuối để hiến tế.
Nghi lễ này được gọi là Atlchualco, hay còn gọi là “mua nước”. Ngoài ra, các tù binh cũng sẽ bị hiến tế cho các vị thần trong dịp năm mới.
2. Lễ say xỉn (Ai Cập)
|
Tên gọi của lễ hội có vẻ giống với cách con người hiện đại ngày nay đón năm mới, nhưng truyền thống xa xưa này của Ai Cập lại có nguồn gốc sâu xa từ thần thoại.
Theo truyền thuyết, Sekhmet, nữ thần chiến tranh đầu sư tử, muốn tiêu diệt toàn bộ loài người, nhưng thần mặt trời can thiệp bằng cách cho Sekhmet một lượng khổng lồ bia có màu đỏ như máu.
Tưởng lầm là máu người, Sekhmet đã uống sạch, rồi sau đó lăn đùng ra vì xỉn.
Để ăn mừng việc nhân loại thoát khỏi họa diệt chủng, hằng năm người Ai Cập uống rất nhiều rượu bia nhân dịp năm mới.
Mọi người sẽ uống cho đến khi nào say mèm, nằm lăn ra đất. Và rồi số người còn đủ tỉnh táo sẽ đi khắp thành phố, khuya trống đánh thức những người say rượu.
Sau đó mọi người sẽ cùng tham dự các buổi lễ tôn giáo, cầu xin thần linh tiếp tục bảo vệ họ trong năm mới.
3. Thần thoại về quái vật Niên (Trung Quốc)
|
Truyền thống dùng đèn lồng đỏ, đốt pháo trong dịp Tết của Trung Quốc bắt nguồn từ truyền thuyết quái vật Niên.
Truyện kể rằng, tại Trung Quốc thời xưa, có một con quái vật có sừng sống dưới đáy biển, thường trồi lên vào đêm giao thừa để bắt gia súc và con người. Con quái vật này tên là Niên, tức năm.
Vào đêm giao thừa, người dân thường phải chốt chặt cửa hoặc chạy vào rừng núi để tránh con quái vật này.
Một ngày nọ, một ông lão ăn xin râu ria rậm rạp đến một ngôi làng vào đúng lúc người dân trong làng đang chuẩn bị vũ khí đối phó với Niên.
Không ai ngó ngàng đến ông ngoại trừ một bà lão. Bà này cho ông lão thức ăn.
Ông lão ăn xin nói sẽ giúp dân làng thoát khỏi con quái vật nếu bà lão cho ông trú trong nhà bà vào đêm quái vật xuất hiện. Và bà lão đã đồng ý.
Ông lão ăn xin sau đó đã trang trí đèn lồng đỏ và đèn cầy khắp ngôi làng, rồi khi quái vật Niên xuất hiện, ông cho đốt pháo.
Hoảng sợ vì màu đỏ, lửa và âm thanh ầm ĩ, con quái vật chạy mất.
Từ đó trở đi, người dân Trung Quốc có truyền thống treo đèn lồng và đốt pháo vào dịp Tết để ngăn con quái vật xuất hiện trở lại.
4. Lễ hội Janus (La Mã)
|
Tên của tháng 1 trong tiếng Anh (January) được lấy từ Janus – tên của vị thần 2 mặt trong thần thoại La Mã (một mặt nhìn đằng trước, mặt còn lại nhìn ra phía sau).
Trong ngày đầu tiên của năm mới, người La Mã noi theo thần Janus bằng cách dành trọn ngày này để nhìn lại thời gian đã qua và hoạch định cho năm mới.
Họ tin rằng những gì làm trong ngày đầu năm sẽ có tác động trong suốt cả năm.
Vì thế, đây là ngày để tặng quà, là thời điểm để tránh những ý nghĩ xấu xa, hoãn hoặc ngừng các vụ cãi vã và nói chung là cố hòa nhã với mọi người.
Hoàng Uy
>> Yêu thêm giá trị tết: Năm nay, mẹ có bận rộn như tết xưa ?
>> Tết nay buồn hơn tết xưa?
>> Nghe kể tết xưa
Bình luận (0)