Cho dù mới chỉ là ý định, tác động tiêu cực của nó đã bộc lộ rõ bởi lời xin lỗi nói trên đã được cả thế giới xem là bước ngoặt có ý nghĩa hết sức to lớn trong quá trình chuyển biến nhận thức và công nhận trách nhiệm pháp lý, đạo lý và vật chất trước những tội ác của quân đội Nhật.
Lời xin lỗi đó được phát ngôn viên chính phủ Nhật khi đó là Yohei Kono đưa ra năm 1993. Nó được sử dụng làm cơ sở để Thủ tướng Nhật Tomiichi Murayama (nhiệm kỳ cầm quyền 1994 - 1996) đưa ra lời xin lỗi chính thức đầu tiên và duy nhất cho tới nay vào năm 1995.
Vì thế, việc chính phủ hiện tại ở Nhật dự định xem xét lại cơ sở đưa đến lời xin lỗi của ông Kono năm 1993 không đơn thuần nhằm rút lại lời xin lỗi này, mà có lẽ chính là nhằm rút lại lời xin lỗi của ông Murayama. Việc này phù hợp với những chủ định chính sách đã được Thủ tướng Shinzo Abe biểu hiện cả công khai và ẩn kín như những quan điểm thiên về cánh hữu, những phát biểu tranh thủ lực lượng dân tộc chủ nghĩa, những động thái sửa đổi hiến pháp hiện hành và tăng cường tiềm lực quân sự.
Động thái mới nhất quán với chủ định chính sách của ông Abe bao nhiêu thì cũng sẽ làm không ít quốc gia trong khu vực bất bình và lo ngại thêm bấy nhiêu. Không phải chính phủ Nhật không dự liệu được điều đó.
Thảo Nguyên
>> Đại sứ Mỹ: Trung Quốc, Nhật Bản cần 'hạ nhiệt' về tranh chấp lãnh thổ
>> Trung Quốc tố Nhật Bản là 'kẻ gây rối' phá hoại hòa bình khu vực
>> Đại tá tình báo Mỹ: Trung Quốc đang rèn binh để tấn công chớp nhoáng Nhật Bản
Bình luận (0)